Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 136)

a) Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của HĐQT và Ban điều hành Vietcombank

Cần xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT Vietcombank: tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Cơ cấu lại HĐQT Vietcombank với số thành viên tham gia sao cho hợp lí. Định kỳ hàng tháng nên tổ chức cuộc họp thường kỳ đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao của từng thành viên HĐQT. Trên cơ sở đánh giá đó, HĐQT ban hành Nghị quyết chỉ đạo hoạt động kinh doanh và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành

viên HĐQT, đồng thời thực hiện giám sát Ban điều hành tổ chức thực hiện, tuân thủ các quy định tại Điều lệ Ngân hàng, Quy chế tổ chức và hoạt động của HĐQT, Quy chế quản trị nội bộ và các quy định khác của Vietcombank. Thêm vào đó, các thành viên HĐQT và BĐH luôn phải đặt lợi ích của cổ đông, của Nhà nước và Ngân hàng làm mục tiêu hoạt động hàng đầu, thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành của mình và hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao.

Ngân hàng phải đảm bảo có các Ủy ban hỗ trợ HĐQT và BĐH (Ủy ban quản lý rủi ro, ALCO, Ủy ban nhân sự và Chiến lược) và hoàn thiện cơ cấu của các Ủy ban. Hiện tại Vietcombank có ba Ủy ban thuộc HĐQT bao gồm Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban nhân sự và Ủy ban chiến lược. Do vậy Vietcombank cần hoàn thiện cơ cấu và vai trò, trách nhiệm cụ thể của từng Ủy ban để việc hỗ trợ cho hoạt động của HDDQT được hiệu quả. Cụ thể như sau:

− Ủy ban Quản lý rủi ro: tham mưu cho HĐQT Vietcombank trong việc phê duyệt các chính sách và định hướng phù hợp trong từng thời kỳ liên quan đến các loại rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường) bao gồm cả việc xác định các tỷ lệ, giới hạn, hạn chế và khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Ủy ban Quản lý rủi ro phải phối hợp với các phòng ban liên quan tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy chế, mô hình của Vietcombank, nhận định và lượng hóa rủi ro hiện tại và tương lai.

− Ủy ban nhân sự: có vai trò tham mưu, tư vấn cho HĐQT đối với các vấn đề liên quan đến nhân sự, chế độ thù lao, tiền lương, tiền thưởng và các chính sách đãi ngộ khác của Vietcombank. Kiện toàn mô hình tổ chức, phát triển nhân sự phù hợp với chiến lược và mục tiêu kinh doanh của ngân hàng.

− Ủy ban chiến lược: tham mưu cho HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng, bao gồm cả đánh giá thực trạng, mục tiêu tổng thể, tầm nhìn dài hạn, giải pháp và lộ trình thực hiện.

− Tối ưu hóa hiệu quả, chức năng và nhiệm vụ của Ban điều hành: Ban điều hành là một bộ phận có mô hình hoạt động chặt chẽ gắn liền với từng nghiệp vụ kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động. Do vậy, với mỗi mảng nhiệm vụ rất cần thiết có một Phó Giám đốc phụ trách để đảm bảo thông tin chỉ đạo và phản hồi từ cấp dưới

được thông suốt, đồng thời đảm bảo hoạt động giám sát việc thực hiện của các cấp dưới cũng đầu đỷ và trọn vẹn nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hoặc cũng có thể phân công trách nhiệm cụ thể đến từng lãnh đạo theo tiêu chí ngành nghề để phát huy năng lực của từng người khi chuyên sâu vào từng lĩnh vực, ngành nghề mà mình có thế mạnh, từ đó đưa ra được những cảnh báo sớm về thị trường, ngành nghề, tỷ giá và lãi suất…

b) Xây dựng quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức danh quản trị, điều hành của Vietcombank

Chủ thể quản trị, điều hành ngân hàng tại các NHTM nói chung và tại Vietcombank nói riêng là những người xác định các định hướng, chiến lược phát triển và đưa ra những chính sách để cụ thể hóa những định hướng và chiến lược đã đề ra. Điều này đòi hỏi chủ thể quản trị, điều hành phải có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, đồng thời phải am hiểu luật pháp và có năng lực tổ chức, quản lý.

Những điều này cần phải được tiêu chuẩn hóa bằng các văn bản, quy định của Vietcombank để lựa chọn được những nhà quản trị tài ba và phù hợp với định hướng phát triển của ngân hàng. Trong các quy định đó cần có những yêu cầu cụ thể về văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc thực tế và thành tựu, kết quả công việc đã tạo ra được trước đây. Ví dụ những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc thực tế, cụ thể cho từng chúc danh quản trị, điều hành như có bằng đại học trở lên về kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc có thời gian nhất định đã từng làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng…nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn quản trị ngân hàng.

c) Xây dựng tiêu chuẩn về chức danh công việc tại Vietcombank

Vietcombank cần thiết phải xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực. Về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi chức danh, vị trí công việc làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ

phổ biến của các ngân hàng thương mại trên thế giới, nhưng lại rất ít ở Việt Nam. Vietcombank hiện nay cũng đã có bộ tiêu chuẩn chức danh công việc nhưng mới chỉ mang tính hình thức không được áp dụng phổ biến trong toàn ngân hàng.

d) Hoàn thiện mô hình tổ chức Vietcombank theo thông lệ quốc tế tốt

− Hoàn thiện mô hình tổ chức Vietcombank hướng tới mục tiêu ngân hàng tài chính đa năng, hiện đại theo chuẩn mực và thông lệ tốt nhất đang được các ngân hàng quốc tế áp dụng, đồng thời tiếp tục hoàn thiện mô hình quản trị của Vietcombank định hướng theo khách hàng; phát triển mở rộng mạng lưới các kênh phân phối của Vietcombank kết hợp với phát triển kênh phân phối điện tử nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các đơn vị trong hệ thống.

− Tuyên truyền, giác ngộ, khơi dậy tinh thần vì lợi ích chung của Vietcombank.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)