Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị theo nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

tế (Chỉ số BGRI)

Trong lĩnh vực ngân hàng, nghiên cứu về quản trị ngân hàng chủ yếu mới chỉ xem xét, đánh giá công tác quản trị NHTM theo các danh mục riêng lẻ như quản trị chiến lược, quản trị rủi ro, quản trị nhân sự,... Thực tế các nghiên cứu và thực trạng cho thấy, các ngân hàng có cơ chế quản trị minh bạch hơn có kết quả kinh doanh tốt hơn các ngân hàng có cơ chế quản trị kém rõ ràng. Vì vậy việc xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu quả quản trị NHTM là một yêu cầu rất bức thiết. Với NHTM quản trị điều hành nhằm điều khiển và kiểm soát hoạt động của ngân hàng và nó không đơn thuần chỉ là việc quản trị mà còn là việc thực hiện các quyết định và tổ chức nội bộ, quản trị rủi ro, quản trị tài sản và cơ cấu tổ chức. Như vậy, quản trị điều hành có thể hiểu là việc tổ chức nội bộ, đưa ra các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua HĐQT, BGĐ và đồng thời quản lý, kiểm soát hoạt động điều hành. Do vậy việc ứng dụng các chỉ số để đo lường hiệu quả quản trị điều hành là điều rất cần thiết. Từ việc nghiên cứu về kinh nghiệm xây dựng bộ chỉ số CGI của học giả Trần Thị Thanh Tú và cộng sự [33,52] và bộ chỉ số BGRI dựa trên cơ sở bộ chỉ số CGI và bổ sung thêm

cấu phần về quản trị rủi ro (BRI) theo chuẩn mực Basel II và Basel III của Lê Quốc Minh [14] để đánh giá năng lực quản trị của các NHTM Việt Nam, tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu từ bộ chỉ số của hai học giả trên để ứng dụng chấm điểm hiệu quả quản trị điều hành của Vietcombank qua hai giai đoạn sử dụng phương pháp quản trị cũ và đổi mới quản trị. Bộ chỉ số BGRI được xây dựng trên hai chỉ số thanh phần là CGI và BRI, trong đó CGI có 4 cấu phần là (1) Cổ đông và Đại hội cổ đông; (2) HĐQT; (3) Ban kiểm soát; (4) Công khai và minh bạch; BRI có 1 cấu phần là quản trị rủi ro.

Bộ chỉ số CGI gồm 57 câu hỏi và BRI gồm 16 câu hỏi thực hiện dưới 2 dạng câu hỏi “Có/Không” và câu hỏi chia theo mức độ.

+ Đối với câu hỏi thuộc nhóm “Có/Không” tác giả sẽ cho điểm 1 với các câu trả lời “Có” và cho điểm 0 với các câu trả lời “Không”, những tiêu chí ngân hàng chưa có thì thực hiện cho điểm 0.

+ Đối với câu hỏi thuộc nhóm chia theo mức độ, tác giả sẽ cho điểm theo mức độ thực hiện của ngân hàng.

Bảng 2.1. Cơ cấu điểm chỉ số BGRI

Nội dung Số câu hỏi Trọng số

Chỉ số CGI 57 78,08%

(i) Cổ đông và Đại hội cổ đông 18 24,66%

(ii) Hội đồng quản trị 19 26,03%

(iii) Ban Kiểm soát 8 10,96%

(iv) Công khai, minh bạch và kiểm toán 12 16,44%

Chỉ số BRI 16 21,92%

(v) Quản trị rủi ro 16

Chỉ số BGRI 73 100%

Nguồn: Theo nhóm nghiên cứu Trần Thị Thanh Tú và cộng sự

Cơ sở để tính trọng số cho từng thanh phần trong câu phần CGI và BRI được thực hiện bằng cách lấy tổng số tiêu chí của từng thành phần chia cho tổng số tiêu chí của chỉ số BGRI. Như vậy trọng số của CGI là 78.08% và trọng số của BRI là 21.92%.

Trên cơ sở đánh giá năng lực quản trị điều hành NHTM theo phương pháp BRGI, tác giả tiến hành đánh giá mối liên hệ giữa hiệu quả quản trị ngân hàng với hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)