Toàn cầu hóa

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 75)

Thuật ngữ “toàn cầu hóa” được hiểu trong bối cảnh hiện nay là toàn cầu hóa ở mức độ quốc tế hóa kinh tế đã và đang phát triển trên quy mô toàn cầu, được diễn ra một cách khách quan theo hai quá trình song song là tự do háo kinh tế và hội nhập quốc tế. Theo đó, các quốc gia hoặc chủ động hoặc bị động phải nhận thức và thiết lập các thể chế, quy chế trong quan hệ kinh tế quốc tế để cùng tuân theo những cam kết mang tính toàn cầu đa dạng đó. Nền kinh tế ở các quốc gia sẽ phụ thuộc lẫn nhau, dựa vào nhau để cùng phát triển, đưa toàn bộ nền kinh tế toàn cầu lên đỉnh cao mới và phồn thịnh. Tuy nhiên trong quá trình toàn cầu hóa, những quốc gia có trình độ phát triển cao sẽ có lợi thế, quốc gia chậm, kém và nước đang phát triển như Việt Nam sẽ gặp nhiều bất lợi hơn do trở thành quốc gia cung cấp nguồn nhân công giá rẻ, công trường sản xuất và đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. Thêm vào đó, yếu tố hội nhập ngày càng sâu rộng khiến cấu trúc luồng vốn đầu tư quốc tế có nhiều sự thay đổi và cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt giữa các quốc gia, hệ thống ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn trước xu thế hội nhập này. Dòng FDI được xem là một giải pháp nâng cao năng lực tài chính, quản trị của NHTM giúp nâng cao năng suất lao động và tính cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Dòng vốn ngoại vào ngân hàng cũng giúp kích thích xử lý nợ xấu, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và đẩy mạnh quá trình quản trị ngân hàng theo các thông lệ quốc tế. Thêm vào đó, khi hoạt động kinh doanh và kinh tế phát triển sẽ kéo theo nhu cầu tài chính ngân hàng tăng, ngân hàng sẽ là kênh chu chuyển vốn hiệu quả để đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng phục vụ cho sự tăng trưởng kinh tế. Hội nhập quốc tế cũng tạo ra môi trường cũng như các cơ hội việc làm cho hoạt động xuất nhập khẩu lao động giữa các quốc gia tạo thành một kênh di chuyển nguồn ngoại tệ chảy qua ngân hàng, thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các hoạt động thu hút nguồn ngoại tệ... Như vậy thì ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng

này, hoạt động ngân hàng đứng trước sự cạnh tranh lớn và nhiều thách thức khiến cho phát sinh yêu cầu bức thiết đó là nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng phát triển bền vững và an toàn cho toàn hệ thống ngân hàng và hệ thống nền kinh tế quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)