Trường hợp thành công trong việc nâng cao hiệu quả quản trị của một số

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 77)

số ngân hàng lớn tại Trung Quốc

Theo đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của học giả Nguyễn Thị Hoài Thu [37] về vấn đề cải thiện chất lượng quản trị công ty của hệ thống NHTM Việt Nam có trình bày về kinh nghiệm quản trị của bốn ngân hàng lớn tại Trung Quốc, hoạt động quản trị của các ngân hàng mà điển hình là Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc (ABC), Ngân hàng xây dựng Trung Quốc (CCB), Ngân hàng Trung Quốc (BOC) và Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) đều dựa trên một mô hình quản lý trong đó các cổ đông kiểm soát chặt chẽ ngân hàng thông qua sở hữu tập trung. Và thực tế chỉ ra rằng tiến trình cải cách trong lĩnh vực ngân hàng của Trung Quốc chậm hơn so với các ngành công nghiệp khác khiến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Giai đoạn này các ngân hàng lớn tại Trung Quốc gặp phải những vấn đề tồn tại cơ bản về hoạt động quản trị như sau:

− Hội đồng quản trị của ngân hàng hoặc là không có ủy viên HĐQT độc lập hoặc là có thành viên độc lập trong HĐQT là các chính trị gia, là quan chức quản lý của nhà nước và hầu như không đại diện cổ đông thiểu số, thể hiện sự minh bạch thấp.

− Tính công khai, minh bạch thông tin chưa đáp ứng đúng và đủ theo yêu cầu của thông lệ quốc tế. Các ngân hàng thường được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán địa phương nên độ tin cậy không cao.

− Khả năng của Giám đốc điều hành – người đại diện cho ngân hàng trong việc giám sát bộ phận quản lý chưa có hiệu quả.

− Xét về cấu trúc chủ sở hữu, Nhà nước là chủ sở hữu phải đối mặt với nhiều xung đột lợi ích, bao gồm tuân thủ và chấp hành pháp luật, sự kiểm soát thường xuyên của hệ thống ngân hàng và các yếu tố khác như việc làm.

Trước những khúc mắc trong hoạt động quản trị khiến cho hoạt động kinh doanh của bốn ngân hàng không phát huy hiệu quả, các ngân hàng này đã tiến hành những việc sau với mục đích nâng cao hiệu quả quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

− Thứ nhất là, bốn ngân hàng lớn của Trung Quốc tách dần mức ảnh hưởng của chính quyền trung ương và đưa ra các quyết định trên nguyên tắc thị trường và tăng cường sự tham gia cơ cấu sở hữu của các cổ đông là các tổ chức tài chính thay vì là nhà nước.

− Thứ hai là, lựa chọn ban điều hành ngân hàng là những người có kinh nghiệm để có thể thực hiện mục tiêu dài hạn, có năng lực quản trị tốt.

− Thứ ba là, hình thành hệ thống HĐQT kép trong đó HĐQT xem xét và hướng dẫn các hoạt động quản lý điều hành; Hội đồng giám sát hướng dẫn và tham mưu cho HĐQT, Ủy ban giám sát bao gồm Ủy ban giám sát và các ủy viên HĐQT độc lập.

− Thứ tư là, xây dựng bộ chỉ số đánh giá độ minh bạch và công bố thông tin như chuẩn mực kế toán, thành viên và công khai tài sản, các thông tin liên quan đến các hạng mục như cho vay, các khoản bảo lãnh ngoài bảng cân đối, cấu trúc kỳ hạn của các khoản đầu tư…

− Thứ năm là, mở rộng quyền sở hữu cho các cổ đông bên ngoài và các cổ đông thiểu số.

Trên đây là những kinh nghiệm thành công trong việc nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng của bốn ngân hàng lớn tại Trung Quốc mà hệ thống NHTM Việt Nam có thể tìm thấy rất nhiều điểm tương đồng và có thể vận dụng theo để hướng tới tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)