hàng thương mại
Thực tế nghiên cứu tổng quan cho thấy hầu hết các công trình, các bài nghiên cứu chủ yếu đi sâu phân tích một là lý luận hiệu quả hoạt động kinh doanh NHTM và thực trạng hoạt động kinh doanh, hai là lý luận hoạt động quản trị ngân hàng và thực trạng hoạt động quản trị ngân hàng (chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu phân tích của hiệu quả hoạt động kinh doanh). Còn về lý thuyết liên quan đến hiệu quả quản trị NHTM và các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh hiệu quả quản trị thì ít được nhắc đến.
Trong mục nghiên cứu này tác giả muốn làm rõ một vấn đề và cũng là một trong những điểm mới của luận án, đó chính là chỉ ra mối tương quan giữa hiệu quả đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM, cụ thể là muốn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt thì cần phải có quản trị tốt và quản trị tốt mới có được kết quả kinh doanh cao. Do vậy yêu cầu đặt ra là muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh NHTM cần đổi mới quản trị ngân hàng.
Tác giả tâm đắc và tán thành với quan điểm của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự [33]; Nguyễn Thị Hoài Thu [37] về mối quan hệ giữa quản trị với kết quả hoạt động của các NHTM đã được đề cập tại một số nghiên cứu định lượng. Đây là mối quan hệ thuận chiều nhưng có ngưỡng của nó chứ không phải thuận chiều một cách vô ngưỡng, điều đó có nghĩa là đổi mới quản trị cũng có khuân khổ của nó. Trước hết sự đổi mới quản trị NHTM phụ thuộc vào điều kiện phát triển chung của đất nước, yêu cầu lợi nhuận đặt ra trong quá trình phát triển; trình độ quản trị của giới lãnh đạo NHTM cũng như sự ủng hộ của cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Lợi nhuận của ngân hàng thu được cũng có ngưỡng chứ không phải là ở bất kỳ mức nào cũng được, ngưỡng đó thể hiện ở sự thỏa mãn lợi nhuận của NHTM, lợi ích của cán bộ nhân viên, lợi ích của Nhà nước và lợi ích của khách hàng.
Sau đây tác giả xin được tổng hợp mối quan hệ hệ quả giữa quản trị ngân hàng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng như sau:
a)Đổi mới quản trị dẫn đến hay nhằm tới gia tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
− Những ngân hàng được quản trị tốt thường gây được cảm tình đối với các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng vào việc ngân hàng có khả năng sinh lời mà không xâm phạm tới quyền lợi của cổ đông, từ đó nâng cao khả năng tiếp cận thị trường vốn của NHTM.
− Những ngân hàng cam kết áp dụng những tiêu chuẩn cao trong quản trị
thường huy động được nguồn vốn giá rẻ khi cần nguồn tài chính cho các hoạt động của mình, điều này giúp giảm chi phí vốn. Chi phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của ngân hàng theo cảm nhận của các nhà đầu tư, nghĩa là rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống quản trị tốt sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn, tăng giá trị tài sản cho NHTM.
− Những biện pháp quản trị ngân hàng hiệu quả sẽ góp phần làm nên và nâng
cao uy tín của NHTM. Lý do là để thực hiện quản trị ngân hàng tốt, các ngân hàng luôn phải tôn trọng quyền lợi của các cổ đông và các chủ nợ và việc đảm bảo tính minh bạch về tài chính sẽ được xem như là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giành được niềm tin cho nhà đầu tư, từ đó nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiệu của ngân hàng.
b)Phát triển kinh doanh đòi hỏi quản trị ngân hàng thương mại phải đổi mới
− Thực tế cho thấy những NHTM có giá trị thị trường lớn hoặc khả năng hoạt
động tốt hơn thường chọn áp dụng thông lệ quản trị tốt hơn và ngược lại những NHTM với hiệu quả hoạt động thấp thường chọn phương thức quản trị theo hướng phòng ngừa.
− Những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt thường thu hút được sự quan
NHTM có cơ hội tiếp cận và học hỏi, áp dụng những thông lệ quản trị tiên tiến, hiện đại.
− Ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt sẽ chú trọng đến việc quay trở lại đầu
tư cho hoạt động quản trị ngân hàng.
c) Yếu tố quyết định mối quan hệ giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Liên quan đến vấn đề đổi mới quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM tác giả cho rằng có hai yếu tố quan trọng nhất quyết định mối quan hệ này đó là tài trí, năng lực của Ban giám đốc NHTM và áp lực của thị trường.
Thứ nhất là, tài trí và năng lực của ban giám đốc NHTM. Năng lực của ban giám đốc không những được xem như yếu tố cốt lõi để đánh giá, trao quyền mà còn thể hiện sự thích ứng, tài trí của người điều hành về tầm nhìn và tư duy trước những thay đổi trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cạnh tranh trên thị trường. Theo đó, người điều hành thường phái đối mặt với những thách thức xuất phát từ sự thay đổi liên quan đến mô hình quản trị, công nghệ thông tin, định chế, pháp lý và nhu cầu của thị trường... Một NHTM có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược, “kỹ thuật” định hướng của người điều hành.
Thứ hai là, mối quan hệ giữa đổi mới quả trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM chịu tác động từ những áp lực của thị trường. Với bối cảnh hội nhập toàn cầu trong lĩnh vực ngân hàng mở ra rất nhiều cơ hội phát triển cho NHTM nhưng cũng phải hứng chịu rất nhiều các áp lực khi tham gia thị trường rộng lớn như áp lực cạnh tranh, áp lực công nghệ hiện đại, sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ...đã khiến cho các NHTM buộc phải đổi mới quản trị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định và bền vững.
Tóm lại, qua các phân tích trên, tác giả cho rằng bản thân hoạt động quản trị NHTM và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng có mối tương quan vô cùng mật thiết và là mối quan hệ thuận chiều. Hiệu quả quản trị biểu hiện qua hiệu quả kinh doanh, do vậy suy cho cùng muốn biết hiệu quả quản trị của ngân hàng có tốt hay không ta sẽ phải đi tìm hiệu quả kinh doanh của NHTM để minh chứng. Một ngân
hàng có hoạt động quản trị tốt sẽ tạo nên một ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt và ngược lại hiệu quả quản trị kém sẽ không đem lại hiệu quả kinh doanh cho Ngân hàng. Hiệu quả quản trị ngân hàng mang hàm ý do quản trị tốt mà ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao và có năng lực cạnh tranh lớn trong kinh doanh trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Do vậy muốn tăng hiệu quả hoạt động quản trị kinh doanh cần nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng và đồng thời hiệu quả kinh doanh cũng có tác động ngược trở lại hiệu quả quản trị khi nó tạo điều kiện tiền đề cho việc quan tâm và đầu tư nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng.