Chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

doanh ngân hàng thương mại

a) Mục đích đánh giá

Chỉ số tương quan là chỉ số thống kê đo lường mức độ mạnh yếu của mối quan hệ giữa hai biến số. Chỉ số biểu hiện mối quan hệ giữa hai biến là đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM với nhau. Tác giả nghĩ rằng, rất cần xây dựng chỉ số K là chỉ số tương quan giữa hai biến: biến Tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh (T1) và biến Tốc độ đổi mới quản trị (T2) của NHTM nhằm mục tiêu khẳng định mối quan hệ giữa quản trị ngân hàng và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, cụ thể là quản trị ngân hàng hiệu quả sẽ nâng cao được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

b)Chỉ tiêu đánh giá

Dựa trên cơ sở lý thuyết, thực tiễn cùng với vận dụng các biểu thức toán học, tác giả xây dựng công thức xác định chỉ số tương quan K nhằm khẳng định mới quan hệ biện chứng giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh.

Công thức xác định Chỉ số tương quan K:

𝐊 =𝐓𝟐 𝐓𝟏

Trong đó: + K là chỉ số tương quan

+ T1 là Tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh + T2 là Tốc độ đổi mới quản trị

Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xây dựng chỉ số tương quan K xét trong điều kiện chỉ số Tốc độ đổi mới quản trị (T2) luôn tăng hàng năm tại ngân hàng. Thực tế chỉ ra rằng ngày càng đổi mới và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị là định hướng phát triển của các tổ chức kinh tế nói chung và NHTM nói riêng. Chỉ số tương quan K lúc này có thể sẽ xảy ra với các trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, K = 1 chứng tỏ tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 tương đương tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2.

Trường hợp thứ hai, K < 1 chỉ ra rằng tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 lớn hơn tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2. Khi K càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao.

Trường hợp thứ ba, K > 1 phản ánh tốc độ tăng hiệu quả kinh doanh T1 nhỏ hơn tốc độ tăng của đổi mới quản trị T2. Khi K càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng thấp.

Như vậy, trong trường hợp K > 1 chứng tỏ hoạt động quản trị của NHTM đang áp dụng không mang lại hiệu quả tương xứng. Tác giả xét thấy hiệu quả kinh doanh của NHTM được nâng cao khi K ≤ 1, nghĩa là NHTM đã định hướng được một phương thức quản trị phù hợp với thực trạng và quy mô của mình

Kết luận rằng với giả thiết trên nếu cho ra kết quả K có xu hướng nhỏ dần qua các năm thì chứng tỏ hiệu quả quản trị tốt giúp tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)