Giải pháp 3: Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý, điều hành tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 143 - 145)

Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

4.3.3.1. Nội dung giải pháp

Với chiến lược số hóa vàođầu năm 2020 Vietcombank đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số với các thành viên đến từ HĐQT và Ban điều hành, trong đó Chủ tịch HĐQT Vietcombank trực tiếp tham gia chỉ đạo. Cùng với đó, Vietcombank đã thành lập Trung tâm Ngân hàng số với mục tiêu tăng cường năng lực số hóa cho cả hệ thống ngân hàng và trực tiếp đề xuất, triển khai các nền tảng số áp dụng công nghệ hiện đại. Nắm được các lợi ích do ngân hàng số đem lại, tuy nhiên trong quá trình triển khai Vietcombank gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là khó khăn trong thay đổi phương thức quản trị điều hành. Vietcombank dự kiến hoàn thành quản trị số vào năm 2022-2023, kết nối dữ liệu với toàn bộ hệ thống ngân hàng và với cổng dữ liệu quốc gia vào cuối năm 2022. Để hiện đại hóa theo tính toán của Vietcombank thì cần số vốn đầu tư khoảng 120 tỷ đồng (bao gồm cho cả hiện đại hóa các chi nhánh).

− Thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị Vietcombank, người đứng đầu ngân hàng với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán.

− Nhanh chóng đẩy mạnh việc thực hiện chuyển đổi số tại Vietcombank phù hợp với xu hướng dịch chuyển hành vi của khách hàng sang các kênh số, đặc biệt là đẩy mạnh tích hợp kết nối sản phẩm, dịch vụ nền tảng với các ngành, lĩnh vực khác nhằm thiết lập hệ sinh thái số và cung ứng sản phẩm, dịch vụ với trải nghiệm liền mạch, thông suốt cho khách hàng.

− Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý, điều hành tại Vietcombank cần bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại thực trạng

công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số trong hoạt động ngân hàng. Vietcombank cần nghiên cứu việc hợp tác với các công ty Fintech để xây dựng mô hình kinh doanh đột phá thông qua ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường sự thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

− Vietcombank cần cân đối ngân sách dành cho việc triển khai ứng dụng công nghệ số. Đầu tư cho công nghệ số là một quá trình lâu dài, gồm nhiều công nghệ khác nhau và chi phí đầu tư rất lớn. Do vậy, Vietcombank cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt động công nghệ của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ nào trong các xu hướng ứng dụng công nghệ số và cho mảng hoạt động nào cho phù hợp.

− Vietcombank cần đảm bảo tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật giao dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng phó chi tiết với các sự cố về gian lận trực tuyến... Mới đây, NHNN đã ban hành Thông tư số 09/2020/TT-NHNN quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng nhằm cập nhật các quy định mới của Luật An toàn thông tin mạng và các văn bản hướng dẫn; đồng thời, điều chỉnh các yêu cầu về an ninh bảo mật phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng, đa dạng của công nghệ thông tin và tình hình an toàn thông tin mạng trong ngành Ngân hàng.

4.3.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp

− Xây dựng nền tảng công nghệ số kết nối rộng: xây dựng chương trình hiện đại hóa quản lý, điều hành của Vietcombank, trong đó có việc xác định nền tảng công nghệ để chuyển đổi số và quản trị số

− Tăng cường đầu tư cho hiện đại hóa: xác định vốn đầu tư cho việc hiện đại hóa quản lý, điều hành của Vietcombank.

− Vietcombank cần xây dựng chương trình hành động chuyển đổi số: mở tọa đàm để thống nhất tư tưởng, quan điểm và hành động.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)