giả cho rằng việc sáp nhập và mua bán của các ngân hàng trong nước làm cải thiện hiệu quả hoạt động, lợi nhuận của ngân hàng và tạo ra giá trị. Việc sáp nhập giữa các ngân hàng sẽ tạo nên một hệ thống ngân hàng có quy mô lớn và hiệu quả cao.
Nhìn chung các tác giả chỉ đề cập các chỉ tiêu sử dụng để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM. Rất tiếc trong khi đề cập vấn đề đánh giá hiệu quả quản trị NHTM các tác giả chưa đề cập đến các chỉ tiêu phản ánh về đổi mới quản trị và quan hệ giữa đổi mới quản trị với hiệu quả kinh doanh của NHTM.
1.3. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại thương mại
1.3.1. Công trình trong nước
Theo Nguyễn Vĩnh Hưng [42] khi bàn về các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM đã nhắc tới 4 yếu tố và được sắp xếp theo thứ tự mức độ ảnh hưởng đó là (i) Hội đồng quản trị (HĐQT), trong đó có nhắc đến quy mô của HĐQT, sự đa dạng về giới tính của các thành viên HĐQT, tính độc lập của HĐQT, kinh nghiệm, trình độ học vấn của các thành viên HĐQT và sự kiêm nghiệm (CEO duality); (ii) Cơ cấu sở hữu, học giả cho rằng yếu tố này tác động rất lớn đến sự quan tâm của các thành viên trong việc tăng cường hiệu quả quản trị NHTM. Sở hữu nhà nước tại các ngân hàng có thể tạo ra vấn đề rủi ro đạo đức do kỳ vọng vào cứu trợ của Chính phủ khi điều kiện kinh tế trở nên xấu đi. Sở hữu của cổ đông nước ngoài được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của ngân hàng do cso kỹ năng quản lý hiệu quả và công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại; (iii) Hệ thống kiểm soát nội bộ: được thiết kế hợp lý và thực thi nhất quán sẽ giúp HĐQT và BĐH bảo vệ các nguồn lực của ngân hàng và xây dựng các báo cáo tài chính đáng tin cậy và tuân thủ các quy định của Pháp luật; (iv) Kỷ luật thị trường, công bố và minh bạch thông tin: sự chính xác, đầy đủ thông tin làm tăng uy tín của ngân hàng.
yếu đến hiệu quả quản trị NHTM. Trong đó tác giả đánh giá các yếu tố quan trọng nhất đó là mức độ phát triển của thị trường ngân hàng đòi hỏi tính chuyên nghiệp của hoạt động quản trị NHTM và nâng cao năng lực cho cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là hai trong những điều kiện góp phần thiết lập và duy trì có hiệu quả quản trị NHTM hiện đại. Thêm vào đó tác giả thể hiện sự quan tâm của mình đến hai yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị chính là khả năng bảo vệ quyền lợi của cổ đông và người gửi tiền. Bởi lẽ cổ đông là chủ sở hữu NHTM và do đó, cổ đông cũng có các quyền đối với tài sản của mình đã góp vào và kiểm soát quyền ra quyết định sử dụng vốn bằng việc tham gia và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông và sử dụng quyền do pháp luật và Điều lệ của NHTM quy định để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Trong một bài viết của Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam với tiêu đề “Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM [10] có đề cập đến nhân tố ảnh hưởng tới năng lực quản trị điều hành NHTM trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Hiệu quả quản trị điều hành còn phụ thuộc vào khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất lao động.
Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy [59] cho rằng hiệu quả quản trị của các công ty (mà NHTM là một loại hình quan trọng) phụ thuộc vào các yếu tố: (i) quy mô Hội đồng quản trị (HĐQT); (ii) đại diện thành viên nữ trong HĐQT; (iii) chủ tịch HĐQT đồng thời là Tổng giám đốc điều hành (CEO); (iv) trình độ học vấn của thành viên HĐQT; (v) kinh nghiệm làm việc của HĐQT; (vi) thành viên HĐQT độc lập (bên ngoài); (vii) chế độ đãi ngộ với HĐQT; (viii) việc sở hữu của HĐQT; (ix) cổ đông lớn.
1.3.2. Công trình nước ngoài
Horque và Muradoglu, Peni và Vahama [74] cho rằng, trong giai đoạn bất ổn, khủng hoảng tài chính, quy mô HĐQT lớn có thể gây tác động tiêu cực với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, còn quy mô HĐQT nhỏ sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn và
giá trị thị trường cao hơn trong giai đoạn khủng hoảng vì quy mô nhỏ sẽ hiệu quả hơn, việc ra quyết định nhanh chóng hơn so với quy mô lớn.
Cũng bàn về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị ngân hàng, Bart và Mc Queen [61] cho rằng sự tham gia của nữ giới vào HĐQT làm tăng tính thận trọng của HĐQT trong việc ra quyết định hơn là trong HĐQT toàn nam giới, năng lực ra quyết định được cải thiện sẽ giúp đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn, quản trị rủi ro tốt hơn. Các thành viên nữ giúp gia tăng tầm nhìn, phong cách làm việc, kinh nghiệm phối hợp khi nữ giới làm lãnh đạo thường có ưu điểm về các kỹ năng giao tiếp và lắng nghe.
Với góc nhìn khác, Muller Kahle và Lewellyn [80] chỉ ra rằng tỷ lệ cao nữ giới trong HĐQT liên quan đến việc gia tăng rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng cho vay. Đồng quan điểm với hai học giả này là Goel và Thakor cũng nhận định rằng nữ giới không tự tin bằng nam giới, không ư thích rủi ro và kém tự tin trong việc đưa ra các quyết định tài chính.
Chuan và cộng sự [70] xem xét yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị NHTM dựa trên tính độc lập của HĐQT. HĐQT có tính độc lập cao, ở đây hàm ý số lượng thành viên độc lập nhiều có thể tạo ra giá trị mới cho ngân hàng do có thể huy động được kiến thức và năng lực giám sát, kiểm soát của các chuyên gia là thành viên độc lập. học gải cũng cho rằng thành viên HĐQT độc lập có thể giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các cổ đông và những người bên trong ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu này rất tiếc là chưa đề cập đến vấn đề nếu tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT quá cao có thể làm xói mòn vai trò tư vấn của HĐQT do vấn đề công tác phối hợp, kiểm soát và sự linh hoạt trong quá trình ra quyết định.
Một nghiên cứu của Bett và Memba [63] nhấn mạnh vai trò của kiểm soát nội bộ và mức độ ảnh hưởng của nó tới hiệu quả quản trị ngân hàng. Theo đó, tác giả cho rằng ngân hàng thực hiện tốt các hoạt động giám sát, đánh giá rủi ro, giá trị đạo đức, công nghệ thông tin thông qua hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ ghi nhận hiệu quả tài chính tốt hơn.
Gelb & Strawser [86] đánh giá cao tính minh bạch, công bố thông tin là yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị ngân hàng. Tác giả đồng ý với quan điểm của học giả rằng việc công bố thông tin minh bạch giúp tăng động lực và năng suất làm việc của nhân viên, tăng sự chấp nhận của các nhà đầu tư.
Theo nghiên cứu của Levine, Macey và O’Hara [77] ghi nhận rằng quản trị ngân hàng gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp trong hoạt động như vấn đề thông tin vừa thiếu vừa bị nhiễu.
Nhìn chung các tác giả đều đã đề cập tới các yếu tố quan trọng như khung luật pháp chính sách của Nhà nước, năng lực quản lý và điều hành của Ban lãnh đạo NHTM, thị trường (cả tiền gửi và tiền cho vay) và công nghệ (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0) và toàn cầu hóa. Song rất tiếc họ chưa đề cập đến tác động của hội nhập kinh tế quốc tế mà nhiều năm vừa qua cũng như trong các năm sắp tới nó ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế, xã hội nói chung và đối với quản trị NHTM nói riêng.