Trường hợp thất bại trong hoạt động quản trị của Ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)

mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank)

Năm 2012 Việt Nam chứng kiến sự biến mất của thương hiệu Habubank với tiền thân là Ngân hàng phát triển Nhà Hà Nội, một thương hiệu đã tồn tại 24 năm hoạt động. Những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của Habubank được xác định chính là do sự yếu kém và chậm đổi mới trong hoạt động quản trị điều hành và quản trị rủi ro tín dụng. Với các thông tin đăng chính thức của Ngân hàng Nhà nước www.sbv.gov.vn cho thấy những sai lầm chủ yếu dẫn đến hậu quả không duy trì được hiệu quả kinh doanh của Habubank như sau:

− Thứ nhất là, quản trị chiến lược không tốt dẫn đến Habubank có chiến lược kinh doanh không phù hợp.

− Thứ hai là, cơ cấu tín dụng quá tập trung vào một số khách hàng lớn, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất giấy, thủy sản… Tại thời điểm Habubank hoạt động, Công ty kiểm toán Ernst&Young xác định chỉ với 50 khách hàng lớn đã chiếm tới 65% tổng nợ của Habubank.

− Thứ ba là, quản trị nguồn vốn không hiệu quả khi mà Habubank đã cho Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vay 2.745 tỷ đồng, thêm 600 tỷ đồng trái phiếu do Tập đoàn phát hành mà ngân hàng mua, tổng cộng là 3.345 tỷ đồng chiếm 83% vốn điều lệ ngân hàng.

− Thứ tư là, quản trị rủi ro không đảm bảo tính tuân thủ.

− Thứ năm là, chậm đổi mới quản trị ngân hàng trong một thời gian dài. − Thứ sáu là, không hiện đại hóa các công cụ quản lý.

Với những yếu kém trong hoạt động quản trị ngân hàng của Habubank sẽ là một điển hình cho bài học kinh nghiệm thất bại để các NHTM Việt Nam tránh và tìm hướng khắc phục trong quá trình hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)