Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 147 - 189)

Với vai trò là cơ quan đầu ngành trong việc ban hành khuân khổ pháp lý trong hoạt động ngân hàng và thống nhất về hệ thống quản trị và quản trị rủi ro trong hệ thống NHTM Việt Nam thông qua việc nhanh chóng hoàn thiện và đi vào có hiệu lực đối với Dự thảo Thông tư Quy định về hệ thống quản trị và quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng của NHNN Việt Nam làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống quản trị cho riêng mình.

Để hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động quản trị của các NHTM nói riêng hiệu quả thì NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản trị điều hành, đặc biệt đưa ra những cảnh báo kịp thời cho các NHTM trong công tác quản trị rủi ro. Trong bối cảnh và xu hướng phát triển của các NHTM hiện nay, một số các giải pháp cần được thực hiên để nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng như sau :

(1) Nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ kinh doanh, dịch vụ ngân hàng hiện đại, áp dụng công nghệ mới nhằm giám sát liên tục các NHTM dưới hai hình thức thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa.

(2) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, phát triển hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo đủ mạnh để hỗ trợ toàn diện hoạt động giám sát, đặc biệt là phần mềm giám sát phân tích số liệu, đánh giá hoạt động của các định chế tài chính phục vụ cho việc cảnh báo sớm của các cơ quan giám sát, xây dựng kho dữ liệu để cơ quan giám sát khia thác chung nhằm đảm bảo sự thống nhất.

(3) Định hướng và hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị điều hành của các NHTM. NHNN cần hỗ trợ các NHTM trong việc nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành như một giải pháp vừa đảm bảo ổn định hoạt động ngân hàng vừa đảm bảo nâng cao sự cạnh tranh.

(4) Tăng cường công tác nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng các quy định về quản trị ngân hàng của Basel II, III nói riêng và của các thông lệ quốc tế nói chung.

Tại mỗi quốc gia, việc áp dụng theo chuẩn mực quốc tế như Basel II, III sẽ được điều chỉnh căn cứ theo bối cảnh và tiềm lực tài chính của hệ thống ngân hàng. NHNN cần đánh giá và hỗ trợ các ngân hàng hàng từng bước thực hiện theo các nguyên tắc trong thông lệ quốc tế.

(5) Áp dụng các chỉ số quản trị ngân hàng như một công cụ đánh giá, xếp hạng ngân hàng.

Tại Việt Nam, NHNN đã thực hiện các phương thức đánh giá, xếp hạng NHTM, quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên việc nghiên cứu đưa vào ứng dụng các bộ chỉ số đánh giá hiệu quả quản trị ngân hàng hiện đại là một giải pháp tốt cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng vừa tăng cường hiệu quả thanh tra giám sát của NHNN.

Tiểu kết chương 4

Trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM ở chương 2, nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đã được xác định ở chương 3, khảo cứu kinh nghiệm quản trị ngân hàng của một số đối tượng tương đồng, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển và đổi mới mô hình quản trị Vietcombank đến năm 2030 với những chỉ số mang tính mục tiêu định lượng tương đối cụ thể ; tiếp đến tác giả đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank bao gồm (i) Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động của Vietcombank, (ii) Phát triển nhân lực chất lượng cao tại Vietcombank, (iii) Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý điều hành của Vietcombank, (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế của Vietcombank.

Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả đã kiến nghị những việc quan trọng cần phải làm đối với Nhà nước cũng như NHNN Việt Nam trong những năm tới để tạo dựng khuân khổ pháp lý giúp các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng hoạt động chủ động hơn, có hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

KẾT LUẬN

Từ yêu cầu phải làm rõ những vấn đề lý thuyết và thực tiễn đối với vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị của NHTM và vận dụng vào việc nghiên cứu hiệu quả, nâng cao hiệu quả quản trị đối với Vietcombank, tác giả khẳng định Vietcombank là ngân hàng có vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam hoạt động có hiệu quả, có đầy đủ ưu thế về cạnh tranh. Tuy nhiên, với sự biến đổi của môi trường kinh doanh cũng như những biến động kinh tế - xã hội Vietcombank không tránh khỏi những lúng túng và khóa khăn nhất định trong quá trình hoạt động. Nghiên cứu của tác giả về vấn đề nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại.

Nghiên cứu của tác giả đã hoàn thành những mục tiêu đề ra :

Thứ nhất là,

− Luận án đã làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về hiệu quả quản trị NHTM, nâng cao hiệu quả quản trị NHTM, mối tương quan giữa đổi mới quản trị và hiệu quả kinh doanh của NHTM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (có tính tới mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đồng thời từ nghiên cứu lý thuyết, kế thừa kết quả tổng quan và quan sát thực tiễn tác giả đã xác định được bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị của NHTM (trong điều kiện Việt Nam). Trong đó, tác giả đã xác định mối tương quan bằng những chỉ tiêu định lượng giữa đổi mới quản trị NHTM với hiệu quả kinh doanh của NHTM.

− Tác giả từ nghiên cứu lý thuyết đến quan sát thực tiễn tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM với trật tự theo tính quan trọng của các yếu tố, trong đó tác giả nhấn mạnh yếu tố hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực quản trị và mô hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước cùng với hệ thống pháp luật và chính sách của Nhà nước với hệ thống NHTM.

Thứ hai là,

− Sau khi trình bày Vietcombank trong hệ thống NHTM Việt Nam tác giả đã tập trung phân tích đặc điểm tiến trình phát triển của Vietcombank trong quá trình

vận động và phát triển kinh doanh của ngân hàng này. Tác giả xem xét hiệu quả quản trị của Vietcombank gắn với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

− Tác giả phân tích hiệu quả quản trị của Vietcombank theo hai giai đoạn 2015-2017 và 2018-2020, việc phân tích đã chỉ ra rằng sự cần thiết với Vietcombank phải đổi mới mô hình quản trị, điều đó chứng minh ở giai đoạn 2015-2017 hiệu quả kinh doanh của Vietcombank không ổn định, tuy có tăng nhưng chậm và không ổn định, sang giai đoạn 2018-2020 dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (thịnh hành của trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain, internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, chuyển đổi số lại tiếp tục đòi hỏi Vietcombank phải đổi mới quản trị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng này. Đồng thời trong quá trình đánh giá thực trạng hiệu quả quản trị của Vietcombank tác giả đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu của thành công cũng như của hạn chế để tạo thêm căn cứ cho việc đề xuất định hướng và giải pháp ở chương tiếp theo.

Thứ ba là,

− Trên cơ sở xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản trị NHTM, nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế đã được xác định, khảo cứu kinh nghiệm quản trị ngân hàng của một số đối tượng tương đồng, tác giả đã đề xuất định hướng phát triển và đổi mới mô hình quản trị Vietcombank đến năm 2030 với những chỉ số mang tính mục tiêu định lượng tương đối cụ thể ; tiếp đến tác giả đề xuất bốn giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank bao gồm (i) Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động của Vietcombank, (ii) Phát triển nhân lực chất lượng cao tại Vietcombank, (iii) Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý điều hành của Vietcombank, (iv) Mở rộng hợp tác quốc tế của Vietcombank.

− Trên cơ sở những nghiên cứu của luận án, tác giả đã kiến nghị những việc quan trọng cần phải làm đối với Nhà nước cũng như NHNN Việt Nam trong những năm tới để tạo dựng khuân khổ pháp lý giúp các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng hoạt động chủ động hơn, có hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ

1. Nhìn từ phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ các ngân hàng “ngoại” tại Việt Nam,

ISSN 0866 7120, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số chuyên đề tháng 08/2015, trang 56-58.

2. Cơ hội phát triển ngân hàng số tại Việt Nam trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Phát triển ngân hàng số ở Việt Nam- Giải pháp

và khuyến nghị chính sách”, ISBN 978-604-70-3189-4, NXB Văn hóa dân tộc. 3. Đánh giá việc triển khai Basel II theo 3 trụ cột trong quản trị rủi ro tại

Vietcombank, ISSN 0866 7120, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 1859-4972, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 31 tháng 11/2021, trang 38-42.

4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị của Vietcombank, ISSN 1859-4972, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 35 tháng 12/2021, trang 45-48.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TRONG NƯỚC

1. Bách khoa toàn thư-http://vi.wikipedia.org.

2. Chu Tuấn Linh (2017), Quản trị công ty trong các doanh nghiệp nhà nước sau

cổ phần hóa – Nghiên cứu điển hình tại Tập đoàn Bảo Việt.

3. Đại học Quốc gia Hà nội, Kỷ yếu hội thảo Quản trị ngân hàng hiệu quả, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

4. Đặng Thùy Dung (2012), Bài giảng Quản trị Ngân hàng thương mại, Đại học

kinh tế luật, TP. Hồ Chí Minh.

5. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại (Risk approach-Derivative Products), NXB Thống kê.

6. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập quản trị ngân hàng thương mại dành cho nhà quản trị ngân hàng, cao học và nghiên cứu sinh, NXB Lao động.

7. GS.TSKH Nguyễn Duy Gia (2009), Quản trị chiến lược ngân hàng, NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

8. GV. Trịnh Thị Ý Nhi, Bài giảng quản trị NHTM, Khoa Kinh tế, Đại học Công nghiệp TP. HCM.

9. Hà Văn Hội (2020), Lý thuyết quản trị, http://quantri.vn/dict/details/8031-khai- niem-va-banchat-cua-quan-tri.

10. Hiệp hội kế toán Việt Nam (2016), Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả hoạt động của NHTM;

http://vaa.net.vn/nghien-cuu-nhung-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-hoat- dong-cua-ngan-hang-thuong-mai/

11. Hiệp ước BASEL về vốn mới (2005), Uỷ ban BASEL về giám sát ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế.

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210386 12. IFC (2012), Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty năm 2012.

13. Lê Hoàng Nga (2007), Hiệu quả hoạt động của ngân hàng Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 19 tháng 10/2007.

14. Lê Quốc Minh (2017), “Hoàn thiện và ứng dụng bộ chỉ số đánh giá quản trị

điều hành của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

15. Lê Thị Bích Ngọc (2014), Giáo trình Quản trị học, Học viện bưu chính viễn

thông, Hà Nội.

16. Lê Thị Huyền Diệu (2010) “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi

ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”.

17. Liễu Thu Trúc, Võ Thành Danh (2012), phân tích hoạt động kinh doanh của hệ

thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Tạp chí Khoa học 2012:21a 158-168 Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.

18. Ngân hàng nhà nước (2015), Ngành ngân hàng đang tích cực tiến hành tái cơ

cấu.

19. Ngân hàng nhà nước (2015), Lộ trình triển khai Basel II, http://www.cicb.vn. 20. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo Ban kiểm soát 2015-2020. 21. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo Hội đồng quan trị 2015-

2020.

22. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo tài chính 2015-2020. 23. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thực hiện Thông tư

41/NHNN.

24. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Báo cáo thường niên 2015-2020 25. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Sổ tay tín dụng.

26. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Thuyết minh báo cáo tài chính 2015-2020.

27. Nguyễn Anh Tuấn (2012) “Quản trị rủi ro trong kinh doanh của Ngân hàng

thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel”.

28. Nguyễn Đăng Dờn (2012), Quản trị ngân hàng thương mại hiện đại, NXB Phương Đông, Tp.Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Đăng Dờn và nhóm tác giả, Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp, NXB ĐH kinh tế quốc dân 2009, Hà Nội.

30. Nguyễn Đức Trung (2012) “Đảm bảo an toàn hệ thống NHTMVieetj Nam trên

cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel”.

31. Nguyễn Đức Tú ( 2013) “ Quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công

thương Việt Nam”.

32. Nguyễn Đức Tú (2012), Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, http://hou.topica.edu.vn, truy cập 20/5/2017.

33. Nguyễn Hồng Sơn, Trần Thị Thanh Tú và Trịnh Thị Hoa Mai (2015), Phát triển

bền vững hệ thống ngân hàng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

34. Nguyễn Mạnh Hà (2016), Quan hệ giữa quản trị doanh nghiệp với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí kinh tế kỳ II, số tháng 7/2016. 35. Nguyễn Minh Kiều (2011), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB

Lao động xã hội, Hà Nội.

36. Nguyễn Ngọc Cường (2016), Những vấn đề hiện đại về quản trị ngân hàng, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

37. Nguyễn Thị Hoài Thu (2015), Cải thiện chất lượng quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Đề tài nghiên

cứu khoa học cấp ngành.

38. Nguyễn Thị Kim Thanh (2014), Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến

năm 2020, www.sbv.gov.vn.

39. Nguyễn Văn Hùng (2020), Quản trị là gì? Phân biệt quản trị và quản lý, Viện công nghệ quản trị Á Châu,

http://vuahocvalam.com/ky-nang-mem/quan-tri-la-gi-phan-biet-quan-tri-va- quan-ly-va-mot-nha-quan-tri-gioi-can-nhung-gi-401.html

40. Nguyễn Văn Nam,Vương Trọng Nghĩa, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Đức Hiển và Phạm Long (2004), Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Tài chính, Hà

41. Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Ngọc Linh (2015), “Thách thức đối với ngân hàng Việt Nam khi triển khai Basel II”, Tạp chí ngân hàng, số 18, tr 31-34.

42. Nguyễn Vĩnh Hưng (2021), Quan hệ giữa quản trị ngân hàng với hiệu quả hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, Đề tài khoa học và Công nghệ cấp bộ. 43. OECD, Các nguyên tắc quản trị công ty (2004), Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế OECD.

44. PGS.TS. Nguyễn Khắc Minh, “Từ điển Toán kinh tế, thống kê, kinh tế lượng

Anh – Việt”.

45. PGS.TS. Trần Huy Hoàng (2011). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại,

NXB Lao động xã hội, Hà Nội.

46. Phạm Thu Hương (2012) “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”.

47. Phùng Thị Lan Hương (2015), Phân tích tài chính với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí KTĐN số

67, thứ 3 ngày 6/1/2015.

48. SSC, IFC (2019), Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất dành cho công ty đại chúng tại Việt Nam

https://viod.vn/wp-content/uploads/2019/08/Vietnam-CG-Code-of-Best- practices_v1.0_EV.pdf

49. Tô Thị Ánh Dương (2021), Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, NXB Khoa học xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 147 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)