Các mô hình quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 53)

Mô hình quản trị NHTM được hiểu là cách thức tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro nhằm khống chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc phát triển an toàn, bền vững và tối đa hóa lợi nhuận của NHTM. Tại Việt Nam, hầu hết các NHTM đều đang theo đuổi mô hình tập đoàn tài chính – ngân hàng; đặc điểm của tập đoàn tài chính – ngân hàng là lấy ngân hàng làm hạt nhân. Về mô hình quản trị, NHTM có thể lựa chọn một trong các mô hình quản trị tập trung hay phân tán hay hỗn hợp. Nội dung cụ thể của mỗi mô hình như sau:

− Trong mô hình quản trị tập trung, quyền lực được tập trung ở cơ quan đầu não (Hội sở chính).

− Trong mô hình quản trị phân tán, Hội sở chính chỉ đưa ra định hướng và kiểm soát định hướng ví dụ như chiến lược, các chính sách về tài chính, đầu tư, nhân sự… và giao quyền tự chủ cho hệ thống các chi nhánh và công ty trực thuộc.

− Trong mô hình quản trị hỗn hợp, hội sở chính của NHTM vừa giao quyền tự chủ cho hệ thống chi nhánh vừa thâu tóm quyền lực ở một số lĩnh vực trọng yếu.

Cho đến nay đây là những mô hình quản trị đang phát huy tác dụng và được sử dụng tại hệ thống NHTM. Trong đó, mô hình quản trị tập trung được áp dụng phần lớn tại các NHTM Việt Nam với đặc trưng nổi bật là trong quá trình điều hành, quản lý ngân hàng dựa trên cơ sở thông tin trực tuyến từ chi nhánh lên hội sở; công tác thẩm định khách hàng, quản lý rủi ro của ngân hàng được tập trung tại Hội sở chính hoặc theo vùng miền, các chi nhánh chỉ thẩm định sơ qua hồ sơ và chuyển về Hội sở để ra quyết định. Mô hình này tách biệt độc lập giữa ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý và chức năng tác nghiệp.

Về sơ đồ mô hình quản trị tập trung của NHTM được tổ chức như sau:

Sơ đồ 2.1. Mô hình quản trị tập trung của Ngân hàng thương mại

Nguồn: Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại [5]

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH

BAN KIỂM SOÁT

KIỂM TOÁN NỘI BỘ CÁC ỦY BAN

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG

TW, ALCO… KIỂM TRA NỘI BỘ

Tuy nhiên, một mô hình quản trị NHTM không chỉ dừng lại ở cấu trúc tổ chức tổng thể với các cơ chế liên kết, quản lý tổng quát như mô tả tại sơ đồ trên. Để xây dựng một mô hình quản trị ngân hàng hoàn chỉnh, các NHTM còn phải thiết kế rất nhiều cơ cấu, cơ chế, nguyên tắc quản lý, điều hành và bộ nguyên tắc quản trị ngân hàng. Hiện nay mô hình quản trị ngân hàng được thực hiện theo hướng chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt, điển hình là theo các nguyên tắc quản trị của OECD và Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Những năm gần đây, NHNN định hướng rất rõ và đã có những hướng dẫn cụ thể cho hệ thống NHTM thực hiện quản trị hoạt động và quản trị rủi ro ngân hàng theo các chuẩn mực của Basel. Theo nguyên tắc quản trị của Ủy ban Basel thì hoạt động quản trị của NHTM được đánh giá là hiệu quả, lành mạnh nếu ngân hàng đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu đối với các khía cạnh như trách nhiệm, trình độ, cơ cấu HĐQT, quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ, công bố minh bạch thông tin…

Hộp 2.1. Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty cho các tổ chức ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng

Nguyên tắc 1: Trách nhiệm chung của HĐQT

HĐQT có trách nhiệm chung đối với ngân hàng, bao gồm phê duyệt và giám sát việc ban lãnh đạo thực hiện các mục tiêu chiến lược, khuôn khổ quản trị và văn hóa doanh nghiệp của ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Trình độ và thành phần HĐQT

Các thành viên HĐQT phải và vẫn đủ tư cách, cá nhân và tập thể, cho các vị trí của họ. Họ phải hiểu vai trò giám sát và quản trị doanh nghiệp của mình và có thể thực hiện các đánh giá đúng đắn, khách quan về các vấn đề

của ngân hàng.

Nguyên tắc 3: Cơ cấu và thông lệ riêng của HĐQT

HĐQT cần xác định các cấu trúc và thông lệ quản trị thích hợp cho công việc của mình, đồng thời đưa ra các phương tiện để các thông lệ đó được tuân thủ và đánh giá định kỳ để có hiệu lực liên tục.

Nguyên tắc 4: Quản lý cấp cao

Dưới sự chỉ đạo và giám sát của HĐQT, ban lãnh đạo cấp cao phải thực hiện và quản lý các hoạt động của ngân hàng theo cách phù hợp với chiến lược kinh doanh, khẩu vị rủi ro, lương thưởng và các chính sách khác đã được HĐQT phê duyệt.

Nguyên tắc 5: Quản trị cấu trúc nhóm

Trong cơ cấu tập đoàn, HĐQT của công ty mẹ có trách nhiệm chung đối với tập đoàn và đảm bảo việc thiết lập và vận hành khuôn khổ quản trị rõ ràng phù hợp với cơ cấu, hoạt động kinh doanh và rủi ro của tập đoàn và các đơn vị. HĐQT và ban quản lý cấp cao phải biết và hiểu cơ cấu tổ chức của tập đoàn ngân hàng và những rủi ro mà nó gây ra.

Nguyên tắc 6: Chức năng quản lý rủi ro

Các ngân hàng cần có chức năng quản lý rủi ro độc lập hiệu quả, dưới sự chỉ đạo của Giám đốc rủi ro (CRO), có đủ tầm vóc, độc lập, nguồn lực và khả năng tiếp cận HĐQT.

Nguyên tắc 7: Xác định, giám sát và kiểm soát rủi ro

Rủi ro cần được xác định, giám sát và kiểm soát trên cơ sở tổ chức cá nhân và toàn ngân hàng. Sự phức tạp của cơ sở hạ tầng quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ của ngân hàng phải bắt kịp với những thay đổi đối với hồ sơ rủi ro của ngân hàng, đối với bối cảnh rủi ro bên ngoài và trong thực tiễn ngành.

Nguyên tắc 8: Truyền thông rủi ro

Một khuôn khổ quản trị rủi ro hiệu quả đòi hỏi thông tin liên lạc chặt chẽ trong ngân hàng về rủi ro, cả trong tổ chức và thông qua báo cáo với HĐQT và ban quản lý cấp cao.

Nguyên tắc 9: Tuân thủ

Ban giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát việc quản lý rủi ro tuân thủ của ngân hàng. HĐQT nên thiết lập chức năng tuân thủ và phê duyệt các chính sách và quy trình của ngân hàng để xác định, đánh giá, giám sát và báo cáo và tư vấn về rủi ro tuân thủ.

Nguyên tắc 10: Kiểm toán nội bộ

Chức năng kiểm toán nội bộ cần cung cấp sự đảm bảo độc lập cho HĐQT và phải hỗ trợ HĐQT và ban lãnh đạo cấp cao trong việc thúc đẩy quy trình quản trị hiệu quả và tính lành mạnh lâu dài của ngân hàng.

Nguyên tắc 11: Thù lao

Cơ cấu thù lao của ngân hàng nên hỗ trợ QTCT và quản lý rủi ro hợp lý.

Nguyên tắc 12: Công bố và minh bạch

Việc quản trị của ngân hàng cần được minh bạch một cách đầy đủ đối với các cổ đông, người gửi tiền, các bên liên quan khác và những người tham gia thị trường.

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Tính đến năm 2020 các NHTM Việt Nam từng bước thực hiện quản trị theo hai giai đoạn đó là quản trị theo Basel I và quản trị theo Basel II.

Với mô hình quản trị tập trung theo Basel I (sau đây được gọi là Mô hình 1): − Về mặt nội dung: NHTM tổ chức lại các mảng kinh doanh theo đối tượng khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống và theo loại hình kinh doanh đặc thù của ngân hàng trên thị trường tài chính theo mô hình Khối nghiệp vụ. Quản trị rủi ro theo Basel I hướng tới mục tiêu đảm bảo sự an toàn trong hệ thống với cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR theo công thức tính Basel I: Vốn của ngân hàng bao gồm vốn gốc (vốn cấp 1) và vốn bổ sung (vốn cấp 2); các tiêu chí để phân loại vốn được quy định cụ thể; thêm vào đó để khuyến khích các ngân hàng không ngừng tăng cường quy mô vốn cấp 1, không quá phụ thuộc vào vốn cấp 2, Ủy ban quy định ra mức tối thiểu cho vốn cấp 1 và mức vốn tối đa cho vốn cấp 2.

− Điều kiện thực hiện mô hình: Ngày 25/8/1999, NHNN đã ban hành Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 8%. Quyết định này có hạn chế là quy định tính hệ số CAR là tỷ lệ một phần vốn cấp I trên tổng tài sản có rủi ro, phương pháp tính đơn giản, chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Tiếp đến là Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, Thông tư 13/2010/TT-NHNN và Thông tư 36/2014/TT-

NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 9% và trọng số các nhóm tài sản rủi ro là 0%, 20%, 50%, 100% và 250% (Thông tư 36 quy định tỷ trọng 150%).

− Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình trong điều kiện Việt Nam: thuận lợi của mô hình 1 được ghi nhận đó là sự thay đổi lớn về nhận thức khi các quy trình, quy chế nội bộ đã hướng mọi cấp quản lý, cấp phòng ban và các cá nhân vào hoạt động hướng đến khách hàng, chủ động tìm kiếm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ... Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của mô hình 1 đó là Basel I mới chỉ tập trung vào việc đưa ra giải pháp quản lý rủi ro duy nhất là yêu cầu vốn tối thiểu nhưng không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp với mức độ ngày càng tăng lên đó là rủi ro vận hành (không có yêu cầu vốn dự phòng rủi ro vận hành).

Với mô hình quản trị tập trung theo Basel II (sau đây được gọi là Mô hình 2): − Về nội dung: mô hình quản trị ngân hàng vẫn được thực hiện theo mô hình Khối, thêm vào đó các NHTM xây dựng một cấu trúc khung, các nguyên tắc hướng dẫn, các phương pháp xác định rủi ro theo Basel II, định nghĩa mới về vốn và các quy định giới hạn tỷ lệ vốn cấp 1, 2, 3 theo yêu cầu của Basel II, thiết lập công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn CAR; xây dựng bộ nguyên tắc, quy trình quản trị theo Basel II bao gồm cấu trúc lại mô hình quản trị, mô hình kiểm tra, giám sát (mô hình kiểm tra giám sát theo ba tuyến phòng ngự, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, cấu trúc hệ thống thông tin truyền thông, cấu trức lưu trữ cơ sở dữ liệu của ngân hàng).

Công thức tính tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II:

Trong đó:

− RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng − KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động − KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường

Vốn tự có

RWA + 12,5 x (KOR + KMR) Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) =

Việc xác định vốn cấp 1, RWA, KOR, KMR theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

− Điều kiện thực hiện mô hình: Ngày 30/12/2016 NHNN ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với hướng dẫn cụ thể về cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR và quy định ở mức tối thiểu 8%. Tiếp đến là Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

− Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện mô hình trong điều kiện Việt Nam: Thuận lợi lớn nhất được nhắc đến khi thực hiện Mô hình 2 đó là các NHTM tập trung nhiều hơn váo các phương pháp nội bộ, thiết lập được công thức xác định tỷ lệ an toàn vốn CAR trên cơ sở ba loại rủi ro gồm rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường, trong đó rủi ro hoạt động có tính đến rủi ro pháp lý, rủi ro tuân thủ, rủi ro hệ thống, rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro về tài sản và con người…; hơn nữa việc áp dụng các chuẩn mực quản trị tiên tiến trên thế giới tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng; hoạt động thanh tra, giám sát và kỷ luật dựa theo nguyên tắc thị trường. Khó khăn khi thực hiện mô hình quản trị theo Basel II đó là đòi hỏi kỹ thuật phức tạp cần có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam, sự đầu tư lớn về tài chính, nguồn nhân lực chất lượng cao, thực trạng hệ thống công nghệ thông tin, năng lực thanh tra, giám sát và đặc biệt là sự thiếu hụt các dữ liệu lịch sử.

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)