Tổng quan về đánh giá hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 40)

1.2.2.1.Công trình trong nước

Nghiên cứu tổng quan cho thấy hầu hết các công trình nghiên cứu liên quan đến việc đưa ra các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả của hoạt động quản trị ngân hàng trong 10 năm trở lại đây đều đã tập trung đánh giá hiệu quả quản trị ngân hàng theo nguyên tắc quốc tế. Ví dụ như nghiên cứu của Lê Thị Huyền Diệu và Nguyễn Trung Hậu [54], Trần Thị Thanh Tú và Phạm Bảo Khánh [52] và Bùi Hữu Toàn [57].

Tô Thị Ánh Dương [49] đã hệ thống hóa các tiêu chuẩn đánh giá quản trị công ty của OECD và các nguyên tắc về quản trị rủi ro của Ủy ban Basel về Giám sát ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế để đưa ra những đánh giá định tính và định lượng đối với quản trị nội bộ, trách nhiệm của Hội đồng quản trị, những vướng mắc và những rào cản trong thực thi pháp lý. Với nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro là một trong những nội dung quản trị quan trọng nhất của NHTM thông qua ba trụ cột Basel I, II, II của Hiệp ước Basel II.

Nguyễn Văn Tiến [5, 6] có cách phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng dựa vào các dấu hiệu: Thị giá cổ phiếu; Khả năng sinh lời (Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất sinh lời của tài sản, chênh lệch lãi ròng (NIM), chênh lệch đầu vào đầu ra, chênh lệch ròng ngoài lãi (NNM), chênh lệch hoạt động ròng (NOM)); chi phí hoạt động trên lợi nhuận trước thuế. Từ đó nghiên cứu này đưa các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh để phản ánh hiệu quả quản trị của NHTM dựa vào 6 chỉ số của hệ thống phân tích CAMELS.

Nguyễn Minh Kiều [35], Nguyễn Đăng Dờn [28,29] cũng lấy 5 trong 6 chỉ tiêu của hệ thống phân tích CAMELS để phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM để phản ánh hiệu quả quản trị là: Vốn tự có; Chất lượng tài sản; năng lực quản lý, khả năng sinh lời, dự trữ và thanh khoản. Các nghiên cứu này không đề cập cơ sở lý luận hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh không đề cập góc độ xã hội.

Học giả Trương Minh Du [53] khi phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM đã đưa một số dấu hiệu như: Kết quả hoạt động kinh doanh (gồm lợi nhuận, thu nhập, chi phí); Tình hình hoạt động tín dụng (gồm huy động và cấp tín dụng); Hoạt động thanh toán (thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế); Khả năng chi trả (gồm hệ số khả năng thanh toán chung, tỷ lệ tối thiểu giữa tài sản Có có thể thanh toán ngay và Nợ phải trả); Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Từ đó, nghiên cứu này luận giải việc một ngân hàng hoạt động có hiệu quả phải đáp ứng các tiêu chí sau: Quy mô tổng tài sản và vốn chủ sở hữu tăng với cơ cấu hợp lý; Quy mô vốn chủ sở hữu tăng nhanh; Chất lượng tín dụng được nâng cao; tăng trưởng quy mô hoạt động gắn liền với tăng thu

nhập, tăng lợi nhuận; Khả năng thanh khoản được đảm bảo; Hoạt động thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế mở rộng, tăng trưởng và chất lượng nâng cao; Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.

Lê Hoàng Nga [13] dựa trên cơ sở những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của ngân hàng Việt Nam, những ứng dụng công nghệ hiện đại được áp dụng trong quản trị ngân hàng, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như hiệu quả quản trị NHTM.

Trong khi đó, để đánh giá hiệu quả quản trị NHTM, Nguyễn Anh Tuấn [27] đã tiếp cận các nội dung của Hiệp ước Basel với ý nghĩa là các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro trong hoạt động của NHTM và tình hình áp dụng trên thế giới. Theo đó đánh giá thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô nhằm tăng cường năng lực quản trị rủi ro căn cứ trên các chỉ dẫn và chuẩn mực trong Hiệp ước Basel. Nghiên cứu không đề cập tới việc áp dụng một mô hình quản trị cụ thể theo Basel, mới chỉ mang tính chất giới thiệu khuân khổ Hiệp ước Basel chung chung.

Bằng việc nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro điển hình tại NHTMCP Công thương Việt Nam, Nguyễn Đức Tú [31, 32] đã khái quát hóa những nguyên lý cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Nghiên cứu cũng đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản lý rủi ro tín dụng của NHTM. Cuối cùng tác giả đề xuất được một số các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của NHTMCP Công thương Việt Nam nhằm thực hiện tốt hơn quản lý rủi ro tín dụng. Nghiên cứu đánh giá chủ yếu quản lý rủi ro cho vay, còn các hình thức cấp tín dụng khác chưa được nhắc đến nên tính đồng bộ với từ khóa “quản lý rủi ro tín dụng” chưa tương đồng.

Liên quan đến một nội dung quản trị NHTM đó là quản trị rủi ro tín dụng, Lê Thị Huyền Diệu [16], Nguyễn Đức Trung [30] đã đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam, xác định mô hình thích hợp và đề xuất giải pháp. Đồng thời các tác giả đã đưa ra các luận cứ khoa học về đảm bảo an toàn hệ thống NHTM trên cơ sở áp dụng hiệp ước tiêu chuẩn vốn quốc tế Basel và phân tích thực trạng đảm bảo an toàn đối với hệ thống NHTM Việt Nam.

Đề cập đến ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả quản trị NHTM, Phạm Thu Hương [46] đã đưa ra những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử và các giải pháp phát triển dịch vụ. Nghiên cứu chưa đưa ra được những đo lường theo chuẩn mực quốc tế về dịch vụ ngân hàng điện tử để phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Võ Hồng Đức [58] đã chứng tỏ việc một ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì sẽ có mức tín nhiệm cao, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho các ngân hàng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn từ khách hàng trong nước, cổ đông cũng như bên ngoài quốc gia nhiều hơn. Nghiên cứu này được đặt trên nền tảng lý thuyết về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua phân tích báo cáo tài chính. Nghiên cứu đã chọn các chỉ tiêu tài chính cần thiết đo lường hiệu quả hoạt động và khả năng tài chính của các NHTM ở Việt Nam gồm: (1) Hiệu suất sinh lời (lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận/tổng tài sản, lợi nhuận/vốn chủ, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ thu nhập hoạt động, tỷ lệ lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên); (2) Hiệu quả quản lý (tỷ trọng chi phí/tài sản, tỷ trọng lợi nhuận từ dịch vụ); (3) Thanh khoản (tỷ lệ cho vay/tài sản, tỷ lệ cho vay/tiền gửi); (4) Cơ cấu an toàn và tài chính (tỷ lệ an toàn vốn); (5) Chất lượng tín dụng/tài sản; (6) Tốc độ tăng trưởng (nguồn vốn).

Phùng Thị Lan Hương [47] đã cho thấy sự cần thiết phải đánh giá một cách chi tiết hoạt động kinh doanh của ngân hàng để có những quyết định quản trị cụ thể như nhận biết, phán đoán, dự báo, đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư đồng thời có sự điều chỉnh nhất định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Thêm vào đó, cần xác định rõ các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, gồm: (1) Quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn; (2) Nhóm chỉ tiêu về quy mô và chất lượng tài sản (được thể hiện qua chỉ tiêu tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ cho vay, chất lượng tín dụng thể hiện thông qua tỷ lệ nợ xấu); (3) Các chỉ tiêu khả năng sinh lời (Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản có bình quân (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ lãi ròng cận biên (NIM)). Nghiên

cứu đã phân tích hiệu quả hoạt động của 6 ngân hàng là Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Techcombank trong giai đoạn 2009 – 2013 dựa trên các chỉ số tài chính. Rất tiếc rằng nghiên cứu chưa đề cập lý luận về hiệu quả kinh doanh và không đánh giá hiệu quả xã hội.

Trong khi phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam, Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh [17] đã đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM dựa vào phân tích các chỉ tiêu tài chính gồm: Khả năng sinh lời (Tỷ lệ thu nhập hoạt động biên, phản ánh khả năng duy trì tăng trưởng các nguồn thu chủ yếu từ cho vay, đầu tư và phí dịch vụ so với mức tăng chi phí chủ yếu từ chi trả lãi tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương và phúc lợi; chỉ tiêu chênh lệch thu từ lãi và chi phí trả lãi (NIM); chỉ tiêu thu ngoài lãi; chỉ số sinh lợi ROA và ROE); Rủi ro tài chính (Đánh giá rủi ro thanh khoản, đánh giá rủi ro tín dụng (tỷ lệ nợ xấu); đánh giá mức độ rủi ro tổng tài sản có (tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản có. Nghiên cứu đã khảo sát 22 ngân hàng cổ phần trong đó có ngân hàng Kỹ thương Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh trên góc độ xã hội chưa được đề cập.

Trọng tâm nghiên cứu về quản trị chiến lược NHTM, Trần Long [50] đã cung cấp lý luận cơ bản về quản trị chiến lược ngân hàng, giới thiệu các mô hình quản trị và công cụ đánh giá năng lực quản trị chiến lược cũng như đặt Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong mô hình phân tích để làm rõ những lý luận đã đề xuất.

Lê Quốc Minh[14] trong luận án của mình đã cũng cấp kiến thức về quản trị NHTM theo thông lệ quốc tế và đề xuất các công cụ đánh giá hiệu quả quản trị NHTM, cũng như cung cấp được cái nhìn tổng quan về quản trị điều hành hệ thống các ngân hàng thương mại tại Việt Nam qua chấm điểm và phân tích.

Nguyễn Ngọc Cường [36] đã đề cập những vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật quản trị NHTM ở Việt Nam, từ đó đề xuất định hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị NHTM ở Việt Nam. Tác giả kế thừa việc sử dụng các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM và làm rõ hơn chỉ số tương quan giữa hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản trị ngân

hàng mà gần như chưa một nghiên cứu nào chỉ ra chính xác mối quan hệ biện chứng đó, đồng thời tiếp cận việc đánh giá hiệu quả quản trị NHTM theo hai hướng:

− Hiệu quả quản trị theo số tuyệt đối: được đo lường bằng kết quả kinh doanh do hiệu quả quản trị tốt đem lại trừ đi chi phí bỏ ra về công tác quản trị để đạt được kết quả.

− Hiệu quả quản trị theo số tương đối: được đánh giá dựa trên tỷ lệ so sánh giữa kết quả đầu ra và các yếu tố đầu vào của hoạt động quản trị.

Nguyễn Mạnh Hà [34] trong nghiên cứu về “Quan hệ giữa quản trị công ty với hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam” đã đánh giá những yếu tố trong quản trị tác động tới hiệu quả của ngân hàng (được đo bằng tỷ lệ ROA), nghiên cứu định lượng này được thực hiện dựa trên số liệu của 16 ngân hàng trong giai đoạn 2006 đến 2014, kết quả kiểm định cho thấy quy mô của ngân hàng, số lượng thành viên Hội đồng quản trị độc lập và thời gian hoạt động là những biến số tác động tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tuy nhiên mức độ tác động là khác nhau và quy mô là biến số có tác động nhiều nhất tới hiệu quả hoạt động.

Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự [33] xem xét tác động của cấu trúc sở hữu đến khả năng sinh lời của các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh tái cơ cấu đã sử dụng dữ liệu của 34 ngân hàng trong giai đoạn 2010 đến 2012. Nghiên cứu chỉ ra rằng ROA và ROE là biến đo lường khả năng sinh lời. Kết quả cho thấy mức độ tập trung vốn chủ sở hữu và tỷ lệ sở hữu tư nhân có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời. 1.2.2.2.Công trình nước ngoài

Bài viết trên tạp chí “Deloitte” Trung tâm giải pháp ngân hàng của công ty kiểm toán Deloitte (The Deloitte Center of Banking Solutions) [71] đã nêu lên vấn đề nâng cao hiệu quả làm tăng vị thế cho ngân hàng. Bài viết nhấn mạnh nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đã trở thành một sự cần thiết có tính cạnh tranh trong điều kiện thị trường tài chính biến động. Sự suy thoái kinh tế làm môi trường dịch vụ tài chính thay đổi.

Charles và Miguel [69] đã tiến hành xem xét thực nghiệm các tác động của ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài đến hệ thống tài chính ở các quốc gia ở Châu

Mỹ Latinh, Châu Á và khu vực Đông Âu. Nghiên cứu đã đo lường sự ổn định của ngân hàng thông qua việc đánh giá: (i) rủi ro chung hệ thống ngân hàng; (ii) rủi ro riêng lẻ từng ngân hàng; (iii) rủi ro từng ngân hàng tác động lên hệ thống; (iv) ảnh hưởng rủi ro của các ngân hàng với nhau. Nghiên cứu này đã ứng dụng xác suất thống kê trong tính toán mức chịu đựng thanh khoản của các ngân hàng trong từng đánh giá và coi đây như là một trong những thước đo hiệu quả quản trị ngân hàng.

Trong nghiên cứu phá sản tại thị trường Indonesia, học giả Judijanto, L. and Khmaladze, E., V. [76] đã chọn 12 chỉ tiêu từ 32 chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM nhằm phản ánh hiệu quả quản trị ngân hàng. Các nhóm chỉ tiêu tài chính bao gồm: Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời (lợi nhuận trước thuế/chi phí nhân viên, lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, lợi nhuận trên tài sản sinh lợi, lợi nhuận biên); an toàn vốn (vốn chủ sở hữu/tài sản sinh lợi, vốn chủ sở hữu/cho vay); chênh lệch lãi suất (lãi cận biên, thu nhập từ cho vay/chi phí lãi vay); tín dụng (bình quân lợi nhuận và chi phí của nguồn vốn); tính thanh khoản (tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi);tiền gửi công ty thành viên/cho vay, chất lượng tài sản sinh lợi (dự phòng rủi ro/cho vay).

Học giả Boriboon Pinprayong trong bài viết: “Restructuring for organizational efficiency in the bankink sector in Thailand: A case of Siam commercial bank” [66] và bài viết “Strategies of business sustainability in the banking industry of Thailand: a case of the Siam commercial bank” [67] đã đề cập vấn đề tái cấu trúc (đổi mới mô hình quản trị) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Thái Lan. Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến ngân hàng thương mại Siam – một ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời, chưa bao giờ thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong suốt 95 năm, nhưng cũng bị chao đảo. Nghiên cứu đã điều tra và so sánh hoạt động kinh doanh và hiệu quả hoạt động kinh doanh trước và sau tái cấu trúc của ngân hàng này là một trường hợp điển hình để cho thấy thành công của việc tái cấu trúc đã nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng này như thế nào sau cuộc khủng hoảng kinh tế và lấy đó làm bài học cho các ngân hàng thương mại khác.

Học giả Devinaga Rasia, Tan Teck Ming và Abd Halim Bin trong bài viết “Mergers Improve Efficiency of Malaysian Commercial Banks” [72] đã nêu lên vấn

Một phần của tài liệu Luận án nâng cao hiệu quả quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)