33 Bắt chước theo số đông/ theo tâm lý đám đông

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) 60 (Trang 32 - 33)

Theo nhà xã hội học C Fischer (Mỹ) thì: “Một tập thể sống cùng với nhau trong một khoảng thời gian dài, sẽ dần dần hình thành một số quy ước, quan điểm về giá trị quan, thái độ và phương thức sống giúp họ hiểu nhau và đồng cảm với nhau, tạo ra „Văn hóa nhóm (subculture)‟” Để duy trì sự tồn tại của Văn hóa nhóm, các thành viên trong nhóm sẽ ủng hộ và chia sẻ với nhau về tâm lý và tình cảm, quy định một bộ quy tắc tổ chức, các phương thức, quy tắc hành động và lời nói phù hợp với sự phát triển trong phạm vi văn hóa của nhóm mình Nếu muốn trở thành thành viên của một nhóm nào đó, trước tiên phải cùng tham gia các hoạt động với tập thể và các cá nhân trong nhóm, được sự chấp nhận của cả nhóm Cùng hoạt động với tập thể thực ra là một quá trình học theo những quy tắc chung của nhóm, trong quá trình này ước muốn tự thể hiện mình đã được thỏa mãn, đồng thời đây cũng là điều kiện, cơ hội xem bạn có đủ tư cách tham gia nhóm hay không “Sáng tạo ngôn ngữ mạng trước tiên là để thỏa mãn ước vọng tạo„tính khác biệt‟, thứ hai là bắt chước người ta để đáp ứng „tính hài hoà‟ trong nhóm ”[17,15] Trong phạm vi nhóm mạng, bất kể cá tính của một người mạnh mẽ thế nào, lối sống của người đó có hợp với các thành viên khác hay không, chỉ cần bạn gia nhập một nhóm nào đó, và tham gia hoạt động theo chủ đề của nhóm đó, lâu ngày chịu sự ảnh hưởng cùng một bối cảnh văn hóa và phương thức văn hóa, sự khác biệt giữa các thành viên nhóm sẽ dần bị loại bỏ một cách vô thức qua hành vi bắt chước và thay đổi, cuối cùng sẽ dẫn tới một xu thế tâm lý và hành vi tương đồng

Giai đoạn đầu của sáng tạo ngôn ngữ mạng có thể chỉ đơn thuần là muốn tiết kiệm thời gian lên mạng và tiện cho giao lưu mà các cư dân mạng làm biến dạng ngôn ngữ, nhưng cùng với sự học đòi để có được sự chấp nhận của tập thể nhóm, nhiều cư dân mạng nhiễm thói quen chạy theo từ ngữ mới trên mạng Nhờ vào ưu thế truyền bá mạnh mẽ của trung gian mạng, ngôn ngữ mạng không ngừng lớn lên Giữa các chủ thể tham gia giao lưu do chỗ thấy mọi thứ

đều rất tươi mới và khác biệt với đại chúng nên họ bắt chước nhau, và cùng vui vẻ tiếp nhận Bắt chước là một hiện tượng phố biến trong cộng đồng mạng, Ví

fànfàn dōngdōng

dụ các từ láy như: “石石(phạn phạn - cơm)”, “ 石石 (Đông Đông - đồ pīpī pì pì

đạc)”, “P P (hài âm của từ 石石 tí tí - mông)” v v, các từ láy không phải ngẫu nhiên được chào đón, chúng như một khám phá của cư dân mạng tìm ra trong quá trình trở về với thứ ngôn ngữ ngây thơ chất phác, với sự bắt chước này họ đã tìm thấy cách biểu đạt sự vui con trẻ của mình Những từ mô phỏng kiểu như trên ngày càng nhiều trên mạng, ban đầu chỉ là của một cá nhân hay một nhóm cư dân nào đó, nhưng do được mọi người thích nên chấp nhận sự có mặt và ảnh hưởng của nó, và dùng những từ mô phỏng này để tự thể hiện mình Rõ ràng, tâm lý bắt chước chính là một biểu hiện quan trọng của cá nhân hay nhóm người chạy theo số đông Ban đầu cư dân mạng vì thấy tươi mới nên bắt chước, rồi lại vận dụng nó với dấu ấn sáng tạo trên cơ sở bắt chước, những hiện tượng này vì thế không ngừng lan rộng trong không gian mạng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) 60 (Trang 32 - 33)

w