24 Với Internet môi trường giao tiếp và chủ thể giao tiếp đều là ảo

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) (Trang 71)

Giao tiếp Internet thực chất là hình thức giao tiếp song phương giấu mặt rất dễ cho việc trao đổi tình cảm tư tưởng, nhưng người giao tiếp không thấy nhau, cũng không thể nghe thấy tiếng của nhau vậy nên ngôn ngữ là phương tiện duy nhất để cư dân mạng tự bộc lộ Với không gian mạng, ngôn ngữ đã có thêm phạm vi tồn tại, có thể nói, hiện ngôn ngữ đang sống trong một môi trường rộng lớn chưa từng thấy Vào mạng, giống như lên sân khấu, chủ thể thực ẩn lại ở hậu trường, trong mạng chỉ tồn tại những vai nhân vật và vì thế cá tính của cư dân mạng được thể hiện hết mức qua ngôn ngữ mạng Ngôn ngữ chat - sản phẩm của thời đại mới đã sinh đúng thời

3 1 3 Tương đồng về tri nhận

Nguyên tắc tiết kiệm trong ngôn ngữ học được Andre Martinet (nhà ngôn ngữ học của Pháp) đưa ra trong “Đại cương về ngôn ngữ học phổ quát” Nguyên tắc tiết kiệm còn được gọi là nguyên tắc kiệm lực, nguyên tắc mà

Sperber và Wilson đề cập năm 1986 Hai ông mô tả nguyên tắc tiết kiệm khi đặt mình vào vị trí người nghe và cho rằng “khi người nghe giải mã lời nói mà họ tiếp nhận được, họ luôn có xu hướng dùng nỗ lực nhỏ nhất (xử lý lời nói) với mong muốn giành được hiệu quả lớn nhất” [10,35] Nói một cách đơn giản, khi giao tiếp người ta cố gắng hạn chế sự tiêu hao năng lượng tinh thần và thể chất (sử dụng chúng ở mức tối thiểu), dùng ngôn ngữ súc tích nhất để biểu đạt nhứng ý nghĩa phức tạp và hoàn chỉnh nhất nhằm đạt được mục đích giao lưu ở mức cao nhất Ngôn ngữ chat là một biến thể ngôn ngữ của xã hội mạng hiện đại, chúng tôi cho rằng: việc ngôn ngữ Internet thường dùng từ cũ để biểu đạt ý nghĩa mới, đó có thể là từ Hán, phiên âm, tiếng Anh, con số hoặc những ký hiệu tổ hợp lại để biểu ý nghĩa mới Hiện tượng này đã thể hiện nguyên tắc cơ bản của hành vi con người - nguyên tắc giảm sức (the principle of least effort) hoặc gọi là nguyên tắc tiết kiệm

Trong cuốn “Nguyên tắc tiết kiệm trong diễn biến ngôn ngữ”, Andre Martinet đã trình bầy sâu thêm một bước nguyên tắc này: Nguyên tắc tiết kiệm không chỉ là “giảm thiểu nỗ lực” một cách đơn thuần, mà là “ tổng hợp các động lực” ngôn ngữ Động lực để ngôn ngữ phát triển và thay đổi gồm có nhu cầu giao tiếp và biểu đạt của con người; thứ hai là tính ỳ trong tâm sinh lý con người Trong bối cảnh Internet hiện đại, nhu cầu cần giao tiếp nhanh nhất với hiệu quả cao nhất khiến con người không ngừng tạo ra những đơn vị ngôn ngữ mới với dụng ý riêng Khi tư duy, khi tri nhận một sự vật/sự kiện nào đó, tính ỳ sẽ đưa con người đến việc giảm thiểu nỗ lực khi nói, buộc họ tìm kiếm các phương thức biểu đạt vừa tiết kiệm vừa quen thuộc Trong điều kiện truyền đạt thông tin không bị ảnh hưởng, thì việc cải tiến và giảm bớt thời gian và sức lực trong tạo mã và giải mã giữa người nghe và người nói sẽ dẫn đến việc hiệu quả giao tiếp của ngôn ngữ được nâng cao Qua thực tế giao tiếp Internet, cư dân mạng không những sử dụng các ký hiệu khả đọc để sáng

tạo từ mới, mà còn dùng những ký hiểu không khả đọc như biểu tượng để thể hiện cảm xúc Đây là những minh chứng cho thấy sự chi phối của nguyên tắc tiết kiệm trong quá trình phát triển ngôn ngữ loài người Dưới tác động của nguyên tắc tiết kiệm, ngôn ngữ chat Internet phải đơn giản hóa nghĩa gốc (nguyên nghĩa), sử dụng biện pháp đồng âm, gần âm, làm sai lệch hình thức chính xác, hoặc sử dụng một hình thức khác để biểu đạt nguyên nghĩa, tất cả đều nhằm hình thành nên một hệ thống từ ngữ riêng thật sự Dưới đây

chúng tôi sẽ lấy từ viết tắt làm Ví dụ để giải thích những điều vừa nêu Trong ngôn ngữ chat, do chạy theo tốc độ gõ bàn phím nên từ viết tắt có cơ hội ra đời

A Chữ cái viết tắt Hiện tượng này cùng xảy ra ở cả tiếng Việt và tiếng Hán Cùng với sự phổ biến tiếng Anh trên toàn thế giới, bất kể ở Trung Quốc hay ở Việt Nam ngôn ngữ mạng đều thấy xuất hiện nhiều từ viết tắt tiếng

Anh Ví dụ: G9 Good Night石石OMG石Oh My God石石Thx hoặc Thnx石Thanks石

v v

B Viết tắt phiên âm tiếng Hán (Lấy đầu chữ phiên âm của tiếng Hán) gē gē mèimèi rénpǐn

Ví dụ: GG石石石- Anh trai石石MM石石石 - Em gái石石RP石石石 - Nhân phẩm石

v v

C Viết tắt trong tiếng Việt (Lấy đầu chữ tiếng Việt) Ví dụ: GATO (Ghen Ăn Tức Ở) v v

Ưu thế của phần mềm chat Internet là cho phép trong một khoảng thời gian (đơn vị thời gian) có thể gõ một số lượng tối đa ký tự tương ứng với một lượng tối đa thông tin, với ưu thế này, chat Internet phù hợp năng lực đáp ứng của phần mềm chat và cũng phù hợp với nguyên tắc tiết kiệm trong hành chức ngôn ngữ

3 1 4 Tương đương về phương thức tạo từ ngữ mạng

3 1 4 1 Cùng chịu ảnh hưởng tiếng Anh, tạo ra mã ngôn ngữ bịpha trộn pha trộn

Mã ngôn ngữ pha trộn chỉ loại mã có sự trộn lẫn giữa hai hoặc hơn hai đơn vị ngôn ngữ với con số, ký hiệu v v, hình thức biểu hiện của mã pha trộn có nhiều loại Cư dân mạng của các nước nói tiếng Anh lấy hài âm của con số, và pha lẫn vào ngôn ngữ, loại biểu đạt này trực quan hơn, biểu ý hơn Ví dụ:

“CUL8R”(See you later - Hẹn gặp lại), câu này lại sử dụng phương pháp viết tắt, C là viết tắt của chữ “see”, U là viết tắt của chữ “you” Ví dụ:

“Me2”石có nghĩa là“me, too”(Tôi cũng vậy ), biểu đạt một cách đơn giản hơn nữa là “32”, 32 cũng đọc thành “me, too”, vì con số “3” trong ngành âm nhạc là ký âm của nốt nhạc “me”, “2” lấy âm tiếng Anh “two” như âm “too” Trong Tiếng Hán và tiếng Việt cũng có hiện tượng trộn mã như vậy, tức là Chữ Hán + Chữ tiếng Anh, Con số + Chữ Hán, Phiên âm tiếng Hán + Con số, lẫn cả tiếng Anh và phiên âm tiếng Hán v v; Tiếng Việt + Con số, Lẫn cả tiếng Việt và tiếng Anh Ví dụ:

Tiếng Hán:

xiǎo

1) Chữ Hán + Chữ tiếng Anh: 石 case (Việc nhỏ)

rénmín

2) Con số + Chữ Han: 4石石 (for nhân dân - vì nhân dân)

qù sǐ

3) Phiên âm tiếng Hán + Con số: qu4 (石石 - đi chết)

4) Trộn lẫn cả tiếng Anh và phiên âm tiếng Hán: no zuo no die (trong câu này “zuo” là phiên âm tiếng Hán, thường xuất hiện trong khẩu ngữ tiếng

Quảng Đông, có nghĩa là “tự tìm cái chết” “no” và “die” là tiếng Anh, “no” là “không”, “die” là “chết”, cả câu có nghĩa là “không tự tìm cái chết thì sẽ không chết”, khuyên người ta đừng dính đến phiền phức, mua phiền phức vào mình)

Tiếng Việt:

5) hum n4i (hôm nay): cư dân mạng cho rằng chữ “A” giống số “4”

6) Hok th3m (học thêm): vì chữ “e” không dấu viết hoa là “E” mà chữ “E” lại có thể viết thành “ε”, nhìn ngược lại là thành “3”

7) play dân (dân chơi)

8) OK con gà đen: Người Việt Nam đọc “ok” hay phát âm thành “ô kê”, chữ “ô” có nghĩa là đen, chữ “kê” có nghĩa là con gà, cư dân mạng hay nói cả câu là “OK con gà đen” cho vui có vẻ sáng tạo và thể hiện cá tính

3 1 4 2 Cùng chịu ảnh hưởng phát âm của phương ngữ vùng miền

Phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ, theo tính chất, phương ngữ có thể chia thành phương ngữ xã hội và phương ngữ khu vực Phương ngữ khu vực là một hiện dạng của ngôn ngữ toàn dân tại một vùng, một khu vực, những sự khác biệt giữa các phương ngữ phản ánh tính không cân đối trong sự phát triển ngôn ngữ khu vực, từ ngữ, cách nói địa phương thường chỉ thông dụng trong một đặc khu nào đó Từ ngữ mới của Internet phát triển mạnh cùng với sự lớn mạnh của mạng nó có đặc điểm ngắn ngọn sinh động, nên được ưa chuộng Nó dung nạp trong mình tất cả các đặc trưng vùng miền Với mạng, các đặc trưng vùng miền lại có cơ hội đại chúng hóa nhiều hơn Ví dụ:

Tiếng Hán:

zhǒngmele zěnmele

“ 石石石” là cách nói theo từ “石石石”, là phương ngữ của khu Táo

nǐ zhǒngme le nǐ zěn Trang, tỉnh Sơn Đông Ví dụ: có người hỏi: “石石石石石”tức là hỏi“石石

me le

石石石(Mày sao rồỉ)”

gū liáng gū niáng

“石石 ” có nghĩa là “石石 ” (cô gái), do sự hạn chế phát âm ở phương ngôn tại một số vùng Trung Quốc (Từ Châu, An Huy), họ không phân biệt

gū niáng

“n” và “l”, nên “niang” đọc thành “liang”, vì thế “石石 ”(cô gái) đọc thành gū liáng

“石石 ”

shénmǎ shénme

“石石” có nghĩa là “石石” (cái gì), đây là cách nói của phương ngôn

nǐ shuōshénmǎ nǐ shuōshénme

Thiểm Bắc, Ví dụ: “石石石石?”, có nghĩa là “石石石石?” (Bạn nói

cái gì?)

mùyǒu yǒumùyǒu méiyǒu yǒumeiyǒu

“石石” và “石石石” có nghĩa là “石石” (không có) và “石石石”(có

hay không), phương ngôn của Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Ninh Hạ, Cam Túc, Hà Bắc v v

“石石”có nghĩa là“石石石, đây là phương ngôn của thành phố Nam Bình tỉnh Phúc Kiến

Tiếng Việt:

“Lớn” viết thành “nhớn” (đây không phải là trường hợp sai chính tả mà là biến thể của ngôn ngữ nói, trường hợp này nổi bật nhất là các vùng Bắc Ninh, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh )

“Thương” viết thành “xương” (đây là đặc trưng riêng của phương ngữ Thái Bình nằm trong vùng hạ lưu sông Hồng và ven biển )

“Có” viết thành “kóa” ; “anh” viết thành “eng” (đây là trường hợp ảnh hưởng của phương ngữ Trung , phương ngữ Trung bao gồm các tỉnh Bắc Trung bộ, từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân, trong phương ngữ Trung có ba vùng phương ngữ nhỏ hơn là: phương ngữ Thanh Hóa, phương ngữ Nghệ Tĩnh, phương ngữ Bình Trị Thiên )

“Không” viết thành “hông”; “rồi” viết thành “gồi”; “hôm nay” viết thành “hum nay” (đây là trường hợp xuất phát từ phương ngữ Nam, phương ngữ Nam trải dài từ đèo Hải Vân đến miền cực Nam Việt Nam, là một phương ngữ mới, được hình thành trong vòng 5 thế kỷ gần đây Trong phương ngữ Nam, gồm có miền Tây (Kiên Giang, Rạch Giá…) và miền Đông (Củ Chi, Tây Ninh…)

3 1 4 3 Cùng chịu ảnh hưởng nhại giọng trẻ con

Ngôn ngữ mạng có đặc điểm hài hước, thanh thiếu niên dùng từ ngữ hài hước để trêu chọc nhau nhằm xả stress Do xã hội ngày càng mang tính cạnh tranh cao, họ thường dùng ngôn ngữ mạng để biểu lộ những nét tình cảm mà ngày thường họ không thể hoặc không dám biểu đạt Bắt chước trẻ con, nhại giọng trẻ con là nhằm hướng đến nét ngây thơ, vô lo nghĩ xoá đi âu lo, buồn phiền, ghen ghét trong một xã hội áp lực cao Thanh thiếu niên thậm chí cả người lớn thèmquay lại thời thơ ấu, họ lên mạng giao lưu nhau, dùng thứ ngôn ngữ nhại giọng trẻ con để xả áp lực của tâm lý, thư giãn thể xác và tinh thần của họ Ví dụ:

Tiếng Hán: chīfànfàn chīfàn 石石石石tức là 石石(ăn cơm) shuìjiàojiào shuìjiào 石石 石石tức là 石石 (đi ngủ) pà pà hàipà 石石石tức là 石石(sợ) Tiếng Việt:

“Phái yếu” viết thành “phái íu”; “chết cha” viết thành “chit cha” (nhại giọng trẻ con)

“Thì thôi” viết thành “hì hôi”; “thương” viết thành “xương” (giọng ngọng của trẻ con, ảnh hưởng của phương ngữ Bắc )

“tụi mày” viết thành “kụi mày”; “buổi tối” viết thành “pủi trúi” (nhái giọng trẻ con, ảnh hưởng của phương ngữ Trung)

Trên đây, chúng tôi đã giả phân tích những tương đồng của ngôn ngữ mạng giữa tiếng Việt và tiếng Hán từ bốn phương diện, trong thời đại của thông tin mạng phát triển như vậy, cư dân mạng đi cùng với thời đại, đã sáng tạo ra nhiều từ ngữ cá tính, ngắn gọn và có ảnh hưởng nhất định đối với thời đại mạng, có thể coi đó là phong trào ngôn ngữ mới, tác động của nó không thể coi thường, nó mang ý nghĩa đánh dấu thời đại

3 2 Những điểm khác biệt

3 2 1 Khác về hình thức biến dị của ngôn ngữ mạng

Tiếng Hán: Ngôn ngữ Sao Hỏa

Trong tiếng Hán, những hệ thống ngôn ngữ được dùng trên mạng mà người “ngoại đạo” không hiểu được thường bị gọi đùa là “Ngôn ngữ Sao Hỏa”

Ngôn ngữ Sao Hỏa được tạo thành bở tập hợp những ký hiệu phi chính tắc, chẳng hạn như: ký hiệu, chữ phồn thể, tiếng Nhật, tiếng Hàn, chữ hiếm gặp hoặc một bộ phận được cắt ra từ chữ Hán nào đó Dù ở dạng nào chúng cũng là biểu hiện của hiện tượng loạn mã hoặc chữ đánh sai, cách dùng chúng cũng không theo quy tắc Hán ngữ, chỉ nhìn qua mặt chữ thì không thể hiểu được ý nghĩa của chúng

Theo khảo sát, “Ngôn ngữ Sao Hỏa” bắt nguồn từ Đài Loan Trung Quốc Cùng với sự phát triển của Internet, một số cư dân mạng vì tiện cho đánh máy nên dùng „chữ âm phù hiệu‟ để thay thế những chữ viết thường dùng như đã nêu trên để giao lưu ở trên mạng, đạt được hiệu quả trên cả hai phương diện: tốc độ gõ phím nhanh và hiểu được ý nghĩa ký hiệu Sau đó, một số cư dân mạng thấy những chữ này thể hiện cá tính mạnh và phong cách nổi bật nên học theo và phổ biến Điều này cho thấy sự phát triển của Internet có tác dụng to lớn đối trong việc phổ biến nhanh chóng Ngôn ngữ Sao Hỏa đồng thời nó cũng giúp hoàn thiện Ngôn ngữ Sao Hỏa

Trong đó, “Chữ âm phù hiệu” có nguồn gốc thời quân phiệt Bắc Dương, thời kỳ này, bộ giáo dục Bắc Dương giới thiệu một số Chữ âm phù hiệu Tới thời Trung Hoa Dân Quốc thì hoàn thành việc lấy chữ âm phù hiệu như 石石 石 thay thế chữ tiếng Hán Đến năm 1950, Trung Quốc đại lục sử dụng phiên âm tiếng Hán, nên Chữ âm phù hiệu chỉ còn sử dụng ở Đài Loan mà thôi Chữ âm phù hiệu do những ký hiệu hợp thành kiểu: “石石石石石石石石石石石

石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石石”

Cùng với sự thịnh hành Audition Game ở Đại Lục, lối viết chữ này lại thông qua con đường Game Internet để đi vào Đại Lục Một bộ phận cư dân mạng bắt đầu tiếp tục với loại văn tự đặc biệt này, và tự sáng tạo cách gõ thích

lǎogōng nánpéng hợp với chữ giản thể, Ví dụ như: “石石” (石石 ) - chồng石“石石石” (石石

yǒu hěn kě ài nǐ shìshuí

石 ) - bạn trai石“石石石”石石石石石- rất đáng yêu石 “石石石”石石石石石

- bạn là ai Sau khi có người sử dụng và bộ phận từ vựng mới cũng đã hình thành ở một quy mô nhất định, thì xuất hiện một số cao thủ mạng yêu thích đã khai thác và tạo ra phần mềm chuyển hóa “Ngôn ngữ Sao Hỏa” Sự xuất hiện của phần mềm chuyển hóa khiến cho “Ngôn ngữ Sao Hỏa” có đủ chức năng mã hóa, nó trở thành một phương tiện giữ bí mật cho một nhóm cộng đồng mạng Cộng đồng cư dân mạng này đã trở thành người duy trì và truyền bá Ngôn ngữ Sao Hỏa Có một số “chữ Hán Sao Hỏa” chỉ xuất hiện trong “Tự điển Khang Hi” hoặc “Từ Hải”, những tự điển bình thường thì không có Chỉ lớp “9X” Trung Quốc thích khoe cá tính mới sử dụng những từ này

Ngôn ngữ Sao Hỏa giải thích theo nghĩa đen có nghĩa là văn tự mà người Sao Hỏa sử dụng Cùng với sự phổ biến của Internet, cư dân mạng (nhất là cư dân mạng trẻ) bắt đầu sử dụng nhiều ký tự đồng âm, gần âm, ký hiệu đặc biệt để biểu âm Vì các ký tự này khác với văn tự được sử dụng trong sinh hoạt, và khá là kỳ dị, nên được gọi là “Ngôn ngữ Sao Hỏa”

Khi Internet được phổ biến rộng rãi, nhiều lớp trẻ đã trở thành cư dân mạng trung thành Ngôn ngữ Sao Hỏa xuất hiện qua thứ văn hóa mạng lưới Cộng đồng mạng có tần suất sử dụng Ngôn ngữ Sao Hỏa cao nhất là những thanh thiếu niên sử dụng Internet, họ sử dụng những phần mềm chat như MSN và BBS để truyền bá Ngôn ngữ Sao Hỏa và khiến cho ngôn ngữ này nhanh chóng thịnh hàn Vì thanh thiếu niên có chung đặc điểm tâm lý tiếp nhận, tâm lý trò chơi, muốn thể hiện rõ cá tính khiến cho Ngôn ngữ Sao Hỏa có điều kiện thịnh hành Tên gọi của Ngôn ngữ Sao Hỏa xuất hiện sớm nhất

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w