11 Tương đồng về xuất xứ của ngôn ngữ mạng

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) 60 (Trang 66 - 69)

Ngôn ngữ mạng chat được “cư dân mạng” sinh ra, nhất là “cộng đồng chat trên mạng” Trong không gian hư cấu của Internet, không những phương thức biểu đạt tư tưởng mà tình cảm của con người cũng khác với cuộc sống hiện thực Ở Trung Quốc, cộng đồng chat ở trên mạng tập trung chủ yếu là thanh thiếu niên Với một xã hội mà ở đó phổ biến tình trạng mỗi gia đình chỉ có một con, bên cạnh mặt tích cực chính sách một con cũng tiềm ẩm những mặt tiêu cực, chẳng hạn như những đứa trẻ con một sẽ trở nên ích kỷ, ít có điều kiện chia sẻ, không được hoà đồng, không có sự học hỏi anh trên em dưới … Chat trên mạng là một môi trường đủ rộng để giúp họ tìm kiếm tri âm, tìm kiếm hiểu biết, thóat khỏi bế tắc, mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới cho họ Ở Việt Nam, chủ thể chat trên mạng cũng là thanh thiếu niên, tuy không có nhiều người là con một, nhưng tâm lý nhu cầu về chia sẻ, hoà đồng, mở mang quan hệ của họ cũng giống như thanh thiếu niên Trung Quốc

Chat ở trên mạng là giao tiếp mở, phi quy tắc, không có định chế Đây là dạng giao tiếp mang tính tự do rất lớn, người chat nghĩ cái gì thì nói cái đấy, nghĩ thế nào thì thể hiện thế ấy qua thao tác gõ ký tự trên bàn phím, họ lại phải gõ bàn phím nhanh bao nhiêu tốt bấy nhiêu, họ không còn thời gian soát lại và chỉnh sửa câu/lời của mình và lâu dần họ cho ra đời một loại khẩu ngữ viết đặc biệt, ngôn ngữ ở đó tự nhiên, thô ráp và không có chỉnh sửa Đó chính là Ngôn ngữ chat ở trên mạng Tính “bí ẩn” của ngôn ngữ chat trên mạng buộc người chat ngày càng phải tăng cao mức tương đồng trong giao tiếp (lập mã và giải mã), Nhiều trường hợp, người phát gõ chữ sai mà không cần sửa lại và điều này cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp, “Ý

bǎnzhǔ bānzhú mèimèi Hội” là được Ví dụ: trong tiếng Hán “石石 ”đánh thành“石石 ”, “石石”

měiméi dàxiá dàxiā

đánh thành“石石”, “石石”đánh thành“石石”v v Trong tiếng Việt có hiện

tượng không phân biệt “tr” và “ch”, “gi” với “d”, “s” với “x” Vốn là viết sai, nhưng “cư dân mạng” lại coi đây là nét văn hóa sành điệu

Ngôn ngữ chat trên mạng khác với khẩu ngữ và ngôn ngữ viết hàng ngày, sự khác biệt của nó là do ngữ cảnh tình cảnh quyết định Giao tiếp khẩu ngữ mặt đối mặt dựa vào sự hiện diện của người giao tiếp, đặc trưng ngôn ngữ, tốc độ và nhịp điệu nói của những người giao tiếp, sử dụng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ kết hợp cả “nghe” và “nói” Giao tiếp bằng lời cần phải có cả người nói và người nghe cùng tham gia Trong giao tiếp bằng lời, người nói thường có thêm những „phương tiện‟ phụ trợ như cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, giọng điệu… để làm cho cuộc thoại sinh động hơn, hoặc có thể bỏ bớt những „nét rườm‟ để giản hóa ngôn ngữ Chính sự bắt buộc cùng tham gia trong thời điểm giao tiếp của cả người nói lẫn người nghe đã hạn chế sự sản sinh của ngôn ngữ và thời gian thụ đắc ngôn ngữ của người nghe Còn đối với giao tiếp qua ngôn ngữ viết, các đối tượng giao tiếp phải dựa vào chính bản thân văn bản viết Bằng các phương thức liên kết văn bản người ta xây dựng ngữ cảnh của bài viết Chữ viết là một hệ thống ký mã thứ cấp, nó là một hệ thống ký hiệu ngôn ngữ được tiếp nhận qua kênh “xem” Ngôn ngữ viết so với ngôn ngữ nói có tính ổn định hơn, Sự ổn định này thể hiện ở đặc trưng ít bị lệ thuộc bởi không gian và thời gian Về không gian, mặc dù mỗi vùng có thể có phương ngữ khác nhau, khẩu ngữ phần lớn không giống nhau, thậm chí có thể sử dụng những ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn có thể có cùng văn tự (ngôn ngữ viết) Ví dụ, chữ Hán được dùng trong các văn bản hành chính thời xưa ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam v v Hoặc như ở Trung

Quốc có nhiều phương ngôn, có những phương ngôn khác nhau đến mức người nói phương ngôn này không thể hiểu được phương ngôn khác, những khi tiếp xúc với văn bản viết bằng chữ Hán người ta lại hiểu được nhau; Ở Việt Nam, giọng nói phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam có thể khác nhau Phương ngữ Trung được cho là khó nghe, khó hiểu nhất, vậy nhưng khi viết ra thành văn bản quốc ngữ thì mọi người hiểu hết Dưới góc độ lịch đại, xét sự biến đổi ngôn ngữ theo dòng thời gian, ngôn ngữ nói (ngôn ngữ âm thanh) có thể có những sự biến đổi trong một thời đoạn nào đó, Dù vậy, sự thay đổi của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết không có sự tương hợp Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cùng thay đổi nhưng trong khi ngôn ngữ nói có sự thay đổi mạnh thì ngôn ngữ lại biến đổi rất nhỏ Ngôn ngữ viết không những có thể đánh dấu sự biến đổi của ngôn ngữ nói trong lịch sử, bên cạnh đó cùng với sự truyền bá rộng rãi của văn tự, nó có thể đưa các yếu tố ngôn ngữ xâm nhập vào các ngôn ngữ khác trong cùng hoặc khác địa bàn Hệ quả là, người viết một ngôn ngữ nào đó qua ảnh hưởng của một ngôn ngữ viết khác đã đưa các yếu tố của ngôn ngữ viết mà họ chịu ảnh hưởng vào ngôn ngữ nói của họ, điều này có thể tác động làm thay đổi ít nhiều phương ngữ địa phương Sự hiện diện một số lượng không nhỏ từ Hán - Việt trong tiếng Việt hiện đại chính là một minh chứng điển hình về tính xuyên thời gian, không gian của văn tự/ngôn ngữ viết

Ngôn ngữ chat vừa là một loại giao tiếp nói (khẩu ngữ) nấp dưới hình thức văn tự viết Nó hội tụ cả khẩu ngữ và ngôn ngữ viết, vừa mang tính trao đổi tức thời của khẩu ngữ, vừa mang tính không đồng bộ của ngôn ngữ viết, cho nên ngôn ngữ mạng chat là “Ngôn ngữ viết mang tính tương tác” Đó là một loại ngôn ngữ đặc biệt, phương thức giao tiếp của nó nằm mơ hồ ở ranh giới giữa khẩu ngữ và ngôn ngữ viết Loại ngôn ngữ này có sự kết hợp của hình thái khẩu ngữ và hình thái viết ở một trình độ rất cao

Ngôn ngữ chat xuất hiện nhằm đáp ứng cho nhu cầu giao tiếp của con người và vì thế, trên một phương diện nào đó nó có ý nghĩa đối với xã hội, nó góp phần vào sự tiến bộ thời đại, phản ánh sự đa sắc trong phát triển xã hội và trong cách thức liên nhân

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) 60 (Trang 66 - 69)

w