34 Giải trí dưới hình thức bôi nhọ để thỏa mãn hiếu kỳ

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) (Trang 33 - 36)

Trong quá trình giao tiếp qua Internet, người phát và người nhận ở cùng một hoàn cảnh, sự tương tác giữa hai người là bình đẳng, trong môi trường ngôn ngữ đặc biệt, vai trò của mỗi người có sự thay đổi và họ có thể đổi vai cho nhau Internet là phương tiện trao đổi thông tin độc đáo, có cá tính, người tiếp nhận bước vào Internet giống như bước vào một thế giới thông tin độc lập, thông tin không phải là do người phát “đẩy” ra, mà là do người tiếp nhận khai thác, “kéo” ra/ “lôi” ra từ người phát tin, người nhận tin có thể lựa chọn thông tin theo sở thích của mình Chính vì phương thức giao tiếp độc đáo này mà người tiếp nhận cảm thấy thỏa mãn nhất với những gì thu được, sự thỏa mãn trong tuỳ chọn thông tin (do Internet mang lại) đã thay thế môi trường giao tiếp truyền thống, nó đưa lại cho cư dân mạng một sự hưởng thụ, cho

phép họ tự do trong việc tự thoả mãn tính hiếu kỳ Hình thức giải trí “bôi nhọ”/“làm ác” được bắt nguồn chính từ tâm lý thỏa mãn của người tiếp nhận

Ban đầu, khi Internet mới ra đời, với mọi người nó chỉ là một “vật trung gian” có chức năng giải trí nhưng ở một phương diện khác, Internet cũng là một tấm gương phản ánh sự vật, hiện tượng thời sự trong xã hội Dường như là, mỗi khi trong xã hội có một “tin hot” xuất hiện thì ngay lập tức có một từ ngữ mạng tương ứng xuất hiện để thể hiện sự chạy theo thị hiếu và tính cộng đồng mạng Dưới hình thức một ký hiệu mang tính biểu trưng phản ánh quá trình diễn biến xã hội, nhìn từ góc độ đặc biệt, giải trí và bôi nhọ biểu hiện sự đổi thay về quan niệm giá trị cũng như tâm lý văn hóa của con người Ví dụ, hai từ của mạng là “Khủng Long” và “Con Ếch”, “Khủng Long ” là biệt xưng mà cư dân mạng dành cho một cô gái không đẹp lắm, tướng mạo không được lắm, mang nghĩa xấu; “Con Ếch” là biệt xưng cư dân mạng dành cho một chàng trai Truy lại nguồn gốc của hai từ này cũng có thể hiểu được tại sao chúng xuất hiện và tồn tại:

Từ “Khủng Long” tương truyền bắt nguồn từ Hoàng Nguyệt Anh, vợ của Gia Cát Lượng Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng được gọi là Ngọa Long Tiên Sinh, Ngọa long có nghĩa là sống với con rồng, vậy Gia Cát Lượng ngủ với aỉ Tất nhiên là vợ của ông ta, cho nên Long ở đây ám chỉ Hoàng Nguyệt Anh Gia Cát Lượng lại có một tên khác là Khổng Minh, nên mọi người đều gọi Hoàng Nguyệt Anh là Khổng Long Nhưng mà Hoàng Nguyệt Anh là một phụ nữ cực kỳ xấu xí nhưng nổi tiếng thời đó, sau này mọi người đều gọi phụ nữ hoặc con gái xấu xí là Khổng Long, đến thời kỳ @, bằng lối nói hài âm cư dân mạng tạo ra từ “Khủng Long” Cũng có người cho rằng: Có thể từ

“Khủng Long” bắt nguồn từ khi có một cặp yêu nhau qua mạng đến lúc gặp nhau, vì tướng mạo của cô gái quá “chấn động” khiến cho chàng trai cảm thấy như gặp một “con vật thời tiền sử”, và hận là không thể bỏ chạy ngay được

Quan điểm phổ biến về nguồn gốc của từ “Con Ếch” là: Mỗi khi một chàng trai xấu xí ngấp nghé người đẹp thì thường bị chê cười là “cóc đòi ăn thịt thiên nga”, bởi lẽ dùng từ “con cóc” có vẻ hơi mạo phạm, nên người ta thay bằng từ “Con Ếch” vậy Lâu ngày, “con ếch” trở thành biệt xưng chỉ các

qīngwā

chàng trai xấu xí Cũng có ý kiến cho rằng từ “ 石 石(Con ếch)” là hài âm qǐngwā

của từ “ 石石(xin mời oa)”, oa ở đây có nghĩa là động tác ói mửa do quá buồn nôn, được dùng với hàm ý là chàng trai xấu đến mức phát nôn (“oa” oẹ ra/nôn ra)

Bị mang danh “Khủng Long” trên mạng, đương nhiên các cô gái sẽ có phản ứng chế giễu lại, họ gọi các chàng trai xấu xí là “Con Ếch” để mà “ăn miếng trả miếng” Tuy nhiên, so sánh hai từ với nhau, thì sức sát thương/ sự bôi nhọ của từ “Con Ếch” không mạnh lắm Tính mạnh yếu trong từ ngữ bôi nhọ, chế giễu của nam và nữ cũng có thể được coi là minh chứng cho sự khác biệt ít nhiều về giới tính trong ngôn ngữ

Tiểu kết:

Qua những dẫn chứng đã thấy, chúng ta có thể khẳng định rằng vốn từ ngữ mạng đều xuất hiện và phát triển trên cơ sở ngôn ngữ đại chúng Văn hóa truyền thống có tác dụng quan trọng trong sự hình thành từ ngữ mạng Tính không bị ràng buộc của mạng là tiền đề để ngôn ngữ mạng quyết định lựa chọn, sử dụng một số phương thức nhằm làm phong phú hệ thống từ vựng một cách liên tục Cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ cư dân mạng cũng như mức độ phổ biến của Internet trong tương lai, không gian phát triển của từ ngữ mạng sẽ ngày càng rộng mở

Chương 2 Những đặc điểm và phương thức tạo từ ngữ của ngôn ngữ mạng tiếng Hán

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ mạng của thanh thiếu niên trung quốc hiện nay ( có liên hệ với tiếng việt) (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w