Quản lý hoạt động giáo dục trẻ trên lớp của giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 41)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ trên lớp của giáo viên

Quản lý tổ chức các hoạt động giáo dục: Các hoạt động giáo dục trong trường mầm non do giáo viên tổ chức, hướng dẫn với sự tham gia tích cực của trẻ em được coi là những con đường cơ bản, là phương tiện quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Các hoạt động của trẻ bao gồm: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập,

hoạt động dạo chơi, tham quan, hoạt động lễ hội… Các hoạt động đều nhằm mục đích chung là giúp trẻ phát triển về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ hình thành những cơ sở đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1.

Quản lý qua soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho giờ lên lớp, là sự sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ bài dạy. Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Quản lý giờ dạy của giáo viên: Hoạt động dạy học ở mẫu giáo được tổ chức theo hướng tiếp cận tích hợp các nội dung và theo các chủ đề có chứa đựng những tri thức sơ đẳng của đời sống văn hóa – xã hội chủ nghĩa tự nhiên. Cách tổ chức này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo hòa lẫn trong hoạt động tự nhiên đầy hứng thú, sinh động. Các hoạt động có kế hoạch theo chủ đích của giáo viên nhằm giúp trẻ hệ thống hóa, chính xác hóa dần những tri thức mà trẻ thu nhận được trong cuộc sống hàng ngày và trong những hoạt động trẻ tự chọn. Các hoạt động trên có thể tiến hành trong lớp, ngoài lớp với hình thức cả lớp, nhóm, cá nhân.

Quản lý phương pháp giáo dục trẻ trong trường mầm non: Phương pháp giáo dục trong chương trình giáo dục mầm non là tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động với các hình thức đa dạng, phong phú, đáp ứng các nhu cầu hứng thú và hoạt động tích cực của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động trải nghiệm, khám phá bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức, chú trọng tổ chức hoạt động của từng lứa tuổi, chú trọng đến việc “Trẻ học như thế nào” hơn là “Học cái gì”, coi trọng quá trình hơn là kết quả hoạt động, học một cách tích cực qua tìm hiểu, trải nghiệm, học thông qua sự hợp tác giữa trẻ với người lớn và giữa trẻ với trẻ, coi trọng tổ chức môi trường cho trẻ hoạt động. Tạo điều kiện kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo và phát triển phù hợp với từng cá nhân trẻ. Chú trọng việc giao tiếp, gắn bó giữa người lớn với trẻ và trẻ với trẻ, phối hợp các phương pháp hợp lý nhằm tăng cường ở trẻ tính chủ động, tích cực hoạt động, đảm bảo trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”, coi trọng tiếp cận cá nhân trong chăm sóc giáo dục trẻ.

Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên giúp cho nhà quản lý nắm chắc tình hình dạy học của giáo viên trong nhà trường. Quản lý hồ sơ chuyên môn tập trung vào các loại hồ sơ sau: kế hoạch chuyên môn năm học, kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề, phiếu đánh trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn… Để giúp giáo viên và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng, quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ

sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng học tập của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)