6. Cấu trúc của luận văn
2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ
Bảng 2.14. Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Mức độ Nội dung
Tốt Khá TB Yếu Điểm T.B
1 Kiểm tra đánh giá theo chủ đề 112 23 00 00 3,8 2 Kiểm tra, đánh giá theo ngày. 125 10 00 00 3,9 3 Kiểm tra, đánh giá trẻ theo tuần. 100 25 10 00 3,7 4 Kiểm tra, đánh giá lồng ghép
trong các lĩnh vực 93 30 12 00 3,6
5
Kiểm tra, đánh giá lồng ghép trong các hoạt động khác ở trường mầm non.
98 37 00 00 3,7
Điểm trung bình chung 3,7
(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )
Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,7). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện việc kiểm tra đánh giá từ mức tốt trở lên( ĐTB= 3,6 -> 3,9).Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá theo ngày và theo chủ đề rất cao ĐTB= 3,8 -> 3,9).Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá lồng ghép các lĩnh vực cũng như các hoạt động khác thấp ( ĐTB= 3,6 -> 3,7).
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục theo các chủ đề trong năm, theo phân phối thời gian của chương trình. Thời gian thực học của trẻ cả năm phải đạt 35 tuần, trừ các ngày nghỉ và thời gian luyện tập.
Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, mang tính pháp lệnh. Người Hiệu trưởng cần phải yêu cầu đội ngũ GVMN thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi thêm, bớt làm sai lệch Chương trình giáo dục trẻ.
Bảng 2.15. Mức độ thực hiện quản lý nội dung, xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục MN huyện Đầm Dơi.
TT Mức độ Nội dung Tốt % Khá % Trung Bình % Yếu % Điểm TB Thứ bậc 1
Hiệu trưởng nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch 75 25 0 0 3,8 4 2 Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch chuyên môn 58,3 41,7 0 0 3,6 5 3 Trao đổi về bản kế hoạch dự thảo 50 25 0 25 3,25 6 4 Chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch 100 0 0 0 4 1 5 Xác định nội dung biện pháp thực hiện kế hoạch 83,7 16,3 0 0 3,8 3 6 Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch 91,7 8,3 0 0 3,9 2
Điểm trung bình chung 3,7
(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )
Phân tích bảng 2.15 ta thấy: điểm trung bình chung 3.7, nội dung quản lý xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục MN các trường MN huyện Đầm Dơi được đa số khách thể khảo sát đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, nội dung đánh giá thực hiện ở mức độ tốt nhất trong số các nội dung quản lý đã được khảo sát đó là: Chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch (ĐTB = 4).
Nội dung thứ 2 là ý kiến nhận xét việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của ban giám hiệu (ĐTB = 3,9). Qua khảo sát cho thấy ban giám hiệu rất quan tâm đến việc giúp đỡ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn ý kiến cho rằng khi xây dựng kế hoạch, việc xác định các nội dung, biện pháp thực hiện kế hoạch chưa cụ thể và sát với tình hình thực tế (ĐTB= 3,8). Mặc dù ban giám hiệu có nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch nhưng con số này cũng không cao (ĐTB= 3,8); trong đó nội dung mà ban giám hiệu hay mắc phải đó là việc tổ chức trao đổi về bản kế hoạch dự thảo (ĐTB= 3,25).
Bảng 2.16. Đánh giá mức độ quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi
TT Mức độ
Nội dung Tốt % Khá % T.Bình % Yếu % Điểm TB Thứ bậc
1
Triển khai kế hoạch tới
toàn thể cán bộ giáo viên 92 8 0 0 3,9 1
2
Giải pháp xử lý giáo viên
không thực hiện kế hoạch 95 5 0 0 3,9 1
3
Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên
90 10 0 0 3,9 1
4 Khuyến khích giáo viên
điều chỉnh kế hoạch 73 27 0 3,7 2
5
Tổ chuyên môn kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch
50 50 0 3,5 3
6
Phối hợp giữa các bộ phận trong trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên.
60 35.5 5 0 3,5 3
Điểm trung bình chung 3,7
(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )
Kết quả được tổng hợp tại (bảng 2.16) cho thấy: Điểm trung bình chung bằng 3,7. Điều này chứng tổ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi với mức “Tốt”.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn, công đoàn trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên cũng chưa rõ (ĐTB= 3,5). Về việc triển khai kế hoạch tới giáo viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những giáo viên không thực hiện được ban giám hiệu nhà trường làm tốt và đạt hiệu quả tương đối cao (ĐTB=
3,7-> 3,9).
Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục, Hiệu trưởng phải là người nắm vững nhất là Chương trình chăm sóc giáo dục, nội dung từng công việc, người thực hiện và thời gian thực hiện.
- Hiệu trưởng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động giáo dục để kiểm tra, điều chỉnh và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
- Hiệu trưởng cần tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên. Cùng với việc kiểm tra trực tiếp hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cần chú ý đến các hình thức kiểm tra gián tiếp khác như quan sát, đàm thoại với trẻ, phỏng vấn Cha, mẹ trẻ và trao đổi với giáo viên về tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên giúp cho Hiệu trưởng nắm chắc tình hình dạy học của giáo viên trong nhà trường. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục mầm non cần tập trung vào kế hoạch chuyên môn năm học, tập kế hoạch bài soạn, phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn và tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục, Để giúp giáo viên xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng.
Hiệu trưởng quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng giáo dục của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý.
2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ ở các trường MN huyện Đầm Dơi ở các trường MN huyện Đầm Dơi
Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu đào tạo. Và trường mầm non huyện Đầm Dơi được đánh giá thực trạng theo bảng sau:
Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của các trường MN huyện Đầm Dơi
TT Nội Dung Tốt Khá T.Bình Yếu Điểm
T.Bình
1
Mục tiêu giáo dục trẻ được cụ thể hóa trong các hoạt động chuyên môn
90 45 0 0 3,7
2
Giáo viên nắm được mục tiêu
giáo dục trẻ 105 20 10 0 3,7
3
Công tác chuyên môn luôn
hướng tới mục tiêu giáo dục trẻ 98 37 0 0 3,7
4
Giáo viên xác định rõ mục tiêu
giáo dục 87 43 5 0 3,6
5
Nhà trường, hướng dẫn giáo viên
cách xác định mục tiêu giáo dục 125 10 0 0 3,9
6
Trường tạo điều kiện để giáo
viên trao đổi mục tiêu đề ra. 111 14 10 0 3,7
Điểm trung bình chung 3,7
(Chú thích: Tốt: 4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình:2 điểm,Yếu: 1điểm)
Kết quả bảng 2.17 cho thấy: Tổng điểm trung bình (3.8). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý mục tiêu giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi ở mức “Tốt”. Nội dung 1 được đánh giá rất tốt (ĐTB= 3,9) đó là nhà trường hướng dẫn giáo viên cách xác định mục tiêu giáo dục. Điều này có nghĩa là dưới sự hướng dẫn của Ban giám hiệu, giáo viên là người trực tiếp giáo dục trẻ sẽ xác định rõ được mục tiêu giáo dục cho từng lứa tuổi cho phù hợp. Nhà trường cũng tạo điều kiện để giáo viên trao đổi mục tiêu giáo dục và cụ thể hóa vào các hoạt động chuyên môn trong ngày. Nội dung này cũng được đánh giá tương đối (ĐTB= 3,7). Tuy nhiên nội dung 4: giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục trẻ còn đạt điểm thấp hơn (ĐTB= 3,6
2.4.3. Thực trạng quản lý thực hiện nội dung, chương trình giáo dục trẻ trong các trường mầm non huyện Đầm Dơi trong các trường mầm non huyện Đầm Dơi
Tổng hợp kết quả nghiên cứu thực tiễn về quản lý thực hiện nội dung, chương trình giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mầm non trong các trường mầm non trên địa bàn tại huyện Đầm Dơi mà đề tài đã tiến hành khảo sát được thể hiện tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.18. Mức độ thực hiện quản lý nội dung, chương trình giáo dục trẻ các trường MN công lập tại huyện Đầm Dơi
TT Nội Dung Tốt Khá T.Bình Yếu Điểm
T.Bình
1 Hướng dẫn giáo viên nắm vững nội
dung kế hoạch chương trình 120 15 0 0 3,9
2 Hướng dẫn giáo viên xác định rõ
nội dung chủ đề. 100 25 10 0 3,7
3 Khuyến khích bài day của giáo
viên có sự liên hệ, mở rộng. 98 37 0 0 3,7
4 Chỉ đạo giáo viên thực hiện
nghiêm túc nội dung chương trình 125 10 0 0 3,9 5 Khuyến khích giáo viên lựa chọn
nội dung phù hợp 93 30 12 0 3,6
6 Kiểm tra thực hiện chương trình kế
hoạch 112 23 0 0 3,8
7 Hiệu trưởng xử lý giáo viên không
thực hiện nội dung chương trình 132 3 0 0 4
Điểm trung bình chung 3,8
(Chú thích: Tốt: 4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình:2 điểm,Yếu: 1điểm)
Kết quả bảng 2.18 cho thấy: Tổng điểm trung bình(3,8). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý thực hiện nội dung, chương trình giáo dục trẻ các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi ở mức “Tốt”.
Nội dung hướng dẫn giáo viên nắm vững nội dung kế hoạch chương trình và chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung chương trình được thực hiện tốt nhất (ĐTB= 3,9). Điều đó chứng tỏ Ban giám hiệu là những nhà lãnh đạo tốt và có kinh nghiệm, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường về cơ bản đã được thực hiện thường xuyên. Tiến hành việc kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện nội dung chương trình kế hoạch ý kiến nhận xét ở mức độ thường xuyên đạt ĐTB= 3,8. Tuy nhiên, theo các ý kiến nhận xét, số lượng giáo viên không thường xuyên có sự liên hệ, mở rộng nội dung chủ đề tương đối nhiều (ĐTB=4), đồng nghĩa với việc giáo viên chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động chuyên môn.
lựa chọn nội dung phù hợp đều chưa được đánh giá (ĐTB= 3,8).
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi trường mầm non huyện Đầm Dơi
Ta nên biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết mà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và trẻ tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.
Đánh giá về việc quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên MN huyện Đầm Dơi của Ban giám hiệu các trường tại (bảng 2.19) như sau:
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên các trường MN huyện Đầm Dơi
TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Tốt Khá T.bình Yếu Điểm t.bình
1 Xây dựng và quản lý thực hiện quy
chế chuyên môn 125 10 0 0 3.9
2 Giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án. 126 9 0 0 3,9 3 Khuyến khích giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin 105 22 8 0 3,7
4 Hướng dẫn giáo viên nắm được hệ
thống và phương pháp giáo dục 115 20 0 0 3,9 5 Dự giờ, kiểm tra hoạt động dạy học 132 3 0 0 4
6 Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 121 14 0 0 3,9
7 Xây dựng môi trường giáo dục cho
trẻ 127 8 0 0 3,9
8 Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm 118 17 0 0 3,9
Điểm trung bình chung 3,9
Kết quả ở bảng 2.19 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,9). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi ở mức “Tốt”.
Có thể nói các trường đã rất quan tâm đến công tác chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên MN theo các nội dung như: Xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn; Dự giờ, kiểm tra hoạt động dạy học; kiểm tra hồ sơ chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ; giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án; Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm và các nội dung trên đã đạt được kết quả rất cao (ĐTB= 3,9). Như vậy có thể thấy Ban giám hiệu đã nhìn nhận đúng vai trò của giáo viên bởi vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng được mục tiêu của cấp học. Bên cạnh đó vẫn cần hướng dẫn giáo viên cụ thể để giáo viên có thể nắm được hệ thống và phương pháp giáo dục vì ở nội dung này mức độ đạt được đạt ở mức (ĐTB= 3,9). Qua bảng 2.19 cũng cho thấy, nhìn chung giáo viên chưa áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào trong bài dạy, thậm chí còn có một số giáo viên do nhiều hoàn cảnh mà sử dụng công nghệ thông tin còn chưa thành thạo.
Chính vì thế cô giáo phải quản lý tất cả hành vi, thái độ, nền nếp, thói quen của trẻ và đồng thời cô giáo phải luôn có thái độ thân thiện, gần gũi, công bằng để trẻ có sự yên tâm khi trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu, khám phá môi trường vật chất, môi trường xã hội ở nhóm, lớp mầm non. Ngoài ra, cô giáo phải luôn sáng tạo để tạo cho trẻ nhiều đồ dùng dụng cụ, đồ chơi hấp dẫn, mới lạ, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Cô phải phối hợp với phụ huynh để hiểu rõ tính khí, khả năng, nhu cầu, hứng thú của từng trẻ để có thể tận dụng, khai thác triệt để các tình huống xảy ra trong giờ hoạt động nhằm phát huy hiệu quả tác dụng giáo dục trẻ.
Trong giáo dục cũng cần sự thống nhất cao giữa giáo viên chung nhóm, lớp, chung trường để tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Việc giáo dục trẻ