Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ ở các trường Mầm

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 85 - 86)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Biện pháp 6: Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ ở các trường Mầm

Mầm non huyện Đầm Dơi

a. Mục đích của biện pháp

Qua kiểm tra giúp hiệu trưởng đổi mới tư duy và nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với công việc, đảm bảo sự ổn định trong nhà trường. Quá trình đánh giá kết quả dạy học cho trẻ giúp cho giáo viên và nhà trường có căn cứ xây dựng và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với trẻ và điều kiện thực tiễn.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Hình thức kiểm tra phải gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho giáo viên. Các hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện (kiểm tra một tổ chuyên môn, một giáo viên, một lớp học, một trẻ), kiểm tra theo chuyên đề, kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của giáo viên.

Kiểm tra giờ dạy của giáo viên, kết quả nhận thức của trẻ so với mục tiêu đề ra của từng độ tuổi.

Kiểm tra hoạt động sư phạm của tổ, nhóm chuyên môn giáo viên: Kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của tổ trưởng, nhóm trưởng về (nhận thức, vai trò, tác dụng, uy tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn), kiểm tra hồ sơ chuyên môn và nề nếp sinh hoạt

chuyên môn của tổ, kiểm tra chất lượng dạy - học của tổ, nhóm chuyên môn.

Kiểm tra chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm như: Về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ (thông qua dự giờ hoạt động Làm quen với văn học), chuyên đề về lĩnh vực thẩm mỹ (dự giờ Âm nhạc, Tạo hình) hay các chuyên đề về ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng điện tử… .

Đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đặc biệt là nêu cao vấn đề tự đánh giá của giáo viên.

c. Tổ chức thực hiện biện pháp

Thành lập ban kiểm tra có trình độ hiểu biết về lĩnh vực cần kiểm tra, có trách nhiệm cao. Xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp.

Hiệu trưởng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra để biết được hiệu quả về công tác giáo dục trẻ.

Xây dựng chế độ kiểm tra cụ thể, chặt chẽ, gắn trách nhiệm với quyền lợi trong kiểm tra và gắn kết quả kiểm tra với xét thi đua hàng tháng, năm.

Qua kiểm tra đánh giá ghi nhận đầy đủ bằng biên bản các nội dung kiểm tra và nhận xét đánh giá của người kiểm tra để giáo viên rút kinh nghiệm việc tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.

Đề cao ý thức tự kiểm tra của giáo viên thông qua quá trình thực hiện nhiệm vụ của tùng giáo viên.

Qua từng đợt kiểm tra có tổng kết, khen thưởng những cá nhân làm tốt, xây dựng gương điển hình; đồng thời phê bình xử lý những cá nhân vi phạm trong công tác giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)