Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và kinh phí phục vụ hoạt

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 53)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và kinh phí phục vụ hoạt

động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi

Bảng 2.8 Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục Về CSVC Năm học 2018-2019 Năm học 2019-2020 Tổng số phòng học 109 112 Bàn ghế học sinh 2860 3190 Phòng giáo dục thể chất 6 8 Phòng âm nhạc 6 8

Trường đạt chuẩn quốc gia 2 3

Kinh phí đầu tư HĐDH 664.354.700đ 1.056.605.325đ

Qua biểu thống kê đã cho thấy, CSVC ổn định, số phòng học xuống cấp từng bước được xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia, Có 8/12 trường đã đạt chuẩn quốc gia, đồng thời huyện Đầm Dơi đã hoàn thành chương trình kiên cố hoá trường lớp giai đoạn 2018-2020 và đã kết thúc trong năm 2023; diện tích đất là 31.579m2, bình quân 11.5 m2 trên một trẻ. Kinh phí đầu tư hằng năm được quan tâm, để hỗ trợ sửa chữa nâng cấp, bổ sung đầu tư hoặc tái công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

Tuy nhiên, CSVC các trường mầm non trong huyện còn thiếu nhiều so với yêu cầu giáo dục và quy mô phát triển của trẻ trên địa bàn, đây là một điều khó khăn rất lớn và sớm được giải quyết đối với ngành GD&ĐT huyện Đầm Dơi. CSVC chưa đáp ứng để triển khai bán trú đồng loạt.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi Tỉnh Cà Mau

2.3.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau tỉnh Cà Mau

Bảng 2.9. Mức độ thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau TT Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung Bình Yếu Điểm T.B 1 Phát triển nhận thức 102 33 00 00 3,8 2 Phát triển ngôn ngữ 102 32 00 00 3,7 3 Phát triển thể chất 100 35 00 00 3,7 4 Phát triển thẫm mỹ 99 20 16 00 3,6 5 Phát triển tình cảm XH 101 34 00 00 3,7

Điểm trung bình chung 3,7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,7). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên đánh giá mức độ mục tiêu thông qua các các lĩnh vực đều ở mức tốt. Lĩnh vực nhận thức, lĩnh vực ngôn ngữ, lĩnh vực thể chất và tĩnh vực tình cảm xã hội đạt ở mức tương đối tốt ĐTB= 3,7 -> 3,8.Các trường mầm non đều phát triển các lĩnh vực đó. Riêng lĩnh vực phát triển thẫm mỹ tuy đạt tốt nhưng chưa cao ĐTB= 3,6. Các trường mầm non trong huyện Đầm Dơi cần có sự quan tâm để phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ngang bằng với các lĩnh vực khác

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trẻ

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau TT Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung Bình Yếu Điểm T.B 1 Giúp trẻ thực hiện đc các vận động cơ bản 108 27 00 00 3,8

2 Cung cấp cho trẻ kiến thức về thế

giới xung quanh 105 20 10 00 3,7

3 Rèn luyện và phát triển các kỹ năng

nghe, nói trong giao tiếp 101 34 00 00 3,7

4 Hướng cho trẻ 1 số hiểu biết về thế

giới xung quanh 100 20 00 15 3,6

5 Cảm nhận được cái đẹp trong cuộc

sống 99 30 6 00 3,7

Điểm trung bình chung 3.7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,7). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứa đánh giá về nội dung hoạt động giáo dục trẻ từ mức độ tốt. Tuy nhiên các nội dung ở mức độ ngang bằng với nhau. Đặc biệt hướng đến cho trẻ một số hiểu biết về thế giới xung quanh vẫn còn thấp so với mức tốt ĐTB= 3,6. Các trường mầm non huyện Đầm Dơi cần chỉ đạo sâu hơn nữa về nội dung của hoạt động giáo dục trẻ để đạt mức tốt ở những con số tuyệt đối.

2.3.3. Thực trạng thực hiện hình thức hoạt động giáo dục trẻ

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện hình thức hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau TT Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung Bình Yếu Điểm T.B

1 Giáo dục cho trẻ ở trường mầm

non thông qua hoạt động học. 126 9 00 00 3,9

2 Giáo dục cho trẻ ở trường thông

qua hoạt động vui chơi. 115 20 00 00 3,9

3 Giáo dục trẻ ở trường thông qua

TT Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung Bình Yếu Điểm T.B 4

Giáo dục trẻ ở trường mầm non thông qua hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh.

112 33 00 00 3,8

5

Giáo dục cho trẻ ở trường mầm non thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội, tham quan

98 37 00 00 3,7

Điểm trung bình chung 3,8

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,8). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ tốt về hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ và đạt từ mức tốt trở lên. Tất cả các hình thức được quan tâm.Và quan tâm nhiều nhất thông qua các hoạt động học và hoạt động vui chơi ĐTB = 3,9. Tuy nhiên giáo dục trẻ thông qua hoạt động chuyên đề, lễ hội chưa cao ĐTB= 3,7

2.3.4. Thực trạng thực hiện các phương pháp hoạt động giáo dục trẻ

Bảng 2.12. Mức độ thực hiện phương pháp hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau TT Mức độ Nội dung Tốt Khá Trung Bình Yếu Điểm T.B 1 Nhóm phương pháp thực hành, trải nghiệm 93 30 12 00 3,6 2 Nhóm phương pháp trực quan - minh họa 127 8 00 00 3,9 3 Nhóm phương pháp dùng lời nói 105 22 8 00 3,7 4 Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ 112 23 00 00 3,8

5 Nhóm phương pháp nêu gương

- đánh giá 98 37 00 00 3,7

Điểm chung bình chung 3,7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.12 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,7). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ tốt về phương pháp hoạt động giáo dục trẻ đạt từ mức tốt. Phương pháp trực quan minh họa qua khảo sát CBQL

và giáo viên thực hiện thường xuyên hơn ĐTB = 3,9. Và các nhóm phướng pháp dùng lời, trải nghiệm, dùng tình cảm và nêu gương đánh giá tuy ở mức tốt nhưng các phương pháp gần ngang bằng với nhau. ĐTB = 3,6 -> 3,8. Điều này cho thấy trường mầm non huyện Đầm Dơi đều chú trọng với các phương pháp trong hoạt động giáo dục trẻ.

2.3.5. Thực trạng thực hiện các điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trẻ

Bảng 2.13. Mức độ thực hiện các điều kiện hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau TT Mức độ Nội dung Tốt Khá TB Yếu Điểm T.B 1 Thiết bị bàn ghế đúng qui định 135 00 00 00 4 2 Môi trường vật chất được thiết kế an

toàn, thân thiện, có tính giáo dục. 125 10 00 00 3,9

3

Tài liệu phục vụ giáo dục được trang bị đáp ứng yêu cầu giáo dục và đổi mới giáo dục

135 00 00 00 4

4 Nguồn lực tài chính ổn định đảm bảo các

yêu cầu chi phí của giáo dục 93 30 12 00 3,6

5 Diện tích đảm bảo theo qui định 98 37 00 00 3,7

6 Giáo viên đạt trình độ chuẩn theo qui

định 135 00 00 00 4

Điểm trung bình chung 3,9

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,9). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ tốt về điều kiện tổ chức hoạt động giáo dục trẻ đạt từ mức tốt trở lên( ĐTB= 3,6 -> 4). Ban giám hiệu và các trường Mầm Non huyện Đầm Dơi rất chú trọng về điều kiện cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ giáo viên. Mức độ khảo sát đạt mức 4. Đồng thời huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau đã đạt chuẩn theo qui định. Môi trường đảm bảo để trẻ hoạt động. Tuy nhiên nguồn lực tài chính huyện Đầm Dơi chưa được quan tâm cao chỉ đạt mức 3,6.

2.3.6. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ

Bảng 2.14. Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

TT Mức độ Nội dung

Tốt Khá TB Yếu Điểm T.B

1 Kiểm tra đánh giá theo chủ đề 112 23 00 00 3,8 2 Kiểm tra, đánh giá theo ngày. 125 10 00 00 3,9 3 Kiểm tra, đánh giá trẻ theo tuần. 100 25 10 00 3,7 4 Kiểm tra, đánh giá lồng ghép

trong các lĩnh vực 93 30 12 00 3,6

5

Kiểm tra, đánh giá lồng ghép trong các hoạt động khác ở trường mầm non.

98 37 00 00 3,7

Điểm trung bình chung 3,7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả ở bảng 2.14 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,7). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện việc kiểm tra đánh giá từ mức tốt trở lên( ĐTB= 3,6 -> 3,9).Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá theo ngày và theo chủ đề rất cao ĐTB= 3,8 -> 3,9).Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá lồng ghép các lĩnh vực cũng như các hoạt động khác thấp ( ĐTB= 3,6 -> 3,7).

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

2.4.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên thực hiện kế hoạch giáo dục theo các chủ đề trong năm, theo phân phối thời gian của chương trình. Thời gian thực học của trẻ cả năm phải đạt 35 tuần, trừ các ngày nghỉ và thời gian luyện tập.

Chương trình giáo dục mầm non là chương trình khung, mang tính pháp lệnh. Người Hiệu trưởng cần phải yêu cầu đội ngũ GVMN thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi thêm, bớt làm sai lệch Chương trình giáo dục trẻ.

Bảng 2.15. Mức độ thực hiện quản lý nội dung, xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục MN huyện Đầm Dơi.

TT Mức độ Nội dung Tốt % Khá % Trung Bình % Yếu % Điểm TB Thứ bậc 1

Hiệu trưởng nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch 75 25 0 0 3,8 4 2 Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch chuyên môn 58,3 41,7 0 0 3,6 5 3 Trao đổi về bản kế hoạch dự thảo 50 25 0 25 3,25 6 4 Chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch 100 0 0 0 4 1 5 Xác định nội dung biện pháp thực hiện kế hoạch 83,7 16,3 0 0 3,8 3 6 Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch 91,7 8,3 0 0 3,9 2

Điểm trung bình chung 3,7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Phân tích bảng 2.15 ta thấy: điểm trung bình chung 3.7, nội dung quản lý xây dựng kế hoạch dạy học theo chương trình giáo dục MN các trường MN huyện Đầm Dơi được đa số khách thể khảo sát đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, nội dung đánh giá thực hiện ở mức độ tốt nhất trong số các nội dung quản lý đã được khảo sát đó là: Chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch (ĐTB = 4).

Nội dung thứ 2 là ý kiến nhận xét việc hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của ban giám hiệu (ĐTB = 3,9). Qua khảo sát cho thấy ban giám hiệu rất quan tâm đến việc giúp đỡ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Tuy nhiên, qua khảo sát vẫn còn ý kiến cho rằng khi xây dựng kế hoạch, việc xác định các nội dung, biện pháp thực hiện kế hoạch chưa cụ thể và sát với tình hình thực tế (ĐTB= 3,8). Mặc dù ban giám hiệu có nghiên cứu văn bản để xây dựng kế hoạch nhưng con số này cũng không cao (ĐTB= 3,8); trong đó nội dung mà ban giám hiệu hay mắc phải đó là việc tổ chức trao đổi về bản kế hoạch dự thảo (ĐTB= 3,25).

Bảng 2.16. Đánh giá mức độ quản lý thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi

TT Mức độ

Nội dung Tốt % Khá % T.Bình % Yếu % Điểm TB Thứ bậc

1

Triển khai kế hoạch tới

toàn thể cán bộ giáo viên 92 8 0 0 3,9 1

2

Giải pháp xử lý giáo viên

không thực hiện kế hoạch 95 5 0 0 3,9 1

3

Hiệu trưởng kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch của giáo viên

90 10 0 0 3,9 1

4 Khuyến khích giáo viên

điều chỉnh kế hoạch 73 27 0 3,7 2

5

Tổ chuyên môn kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch

50 50 0 3,5 3

6

Phối hợp giữa các bộ phận trong trường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên.

60 35.5 5 0 3,5 3

Điểm trung bình chung 3,7

(Chú thích: Tốt :4 điểm, Khá: 3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm )

Kết quả được tổng hợp tại (bảng 2.16) cho thấy: Điểm trung bình chung bằng 3,7. Điều này chứng tổ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi với mức “Tốt”.

Có rất nhiều ý kiến cho rằng sự phối hợp giữa các bộ phận chuyên môn, công đoàn trong kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của giáo viên cũng chưa rõ (ĐTB= 3,5). Về việc triển khai kế hoạch tới giáo viên; kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch và có những biện pháp xử lý kịp thời đối với những giáo viên không thực hiện được ban giám hiệu nhà trường làm tốt và đạt hiệu quả tương đối cao (ĐTB=

3,7-> 3,9).

Trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục, Hiệu trưởng phải là người nắm vững nhất là Chương trình chăm sóc giáo dục, nội dung từng công việc, người thực hiện và thời gian thực hiện.

- Hiệu trưởng sử dụng tiêu chuẩn đánh giá các hoạt động giáo dục để kiểm tra, điều chỉnh và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

- Hiệu trưởng cần tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên. Cùng với việc kiểm tra trực tiếp hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cần chú ý đến các hình thức kiểm tra gián tiếp khác như quan sát, đàm thoại với trẻ, phỏng vấn Cha, mẹ trẻ và trao đổi với giáo viên về tình hình thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên giúp cho Hiệu trưởng nắm chắc tình hình dạy học của giáo viên trong nhà trường. Kiểm tra hồ sơ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục mầm non cần tập trung vào kế hoạch chuyên môn năm học, tập kế hoạch bài soạn, phiếu đánh giá trẻ, sổ dự giờ thăm lớp, sổ bồi dưỡng chuyên môn và tài liệu tham khảo, sách hướng dẫn thực hiện chương trình và các hoạt động giáo dục, Để giúp giáo viên xây dựng và sử dụng bộ hồ sơ chuyên môn có chất lượng.

Hiệu trưởng quy định nội dung và cách xây dựng các loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra hồ sơ chuyên môn của giáo viên để đánh giá việc thực hiện nội quy, quy chế chuyên môn của giáo viên trong trường, đồng thời đánh giá năng lực sư phạm của giáo viên và chất lượng giáo dục của trẻ, làm căn cứ theo dõi trong quá trình quản lý.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục trẻ ở các trường MN huyện Đầm Dơi ở các trường MN huyện Đầm Dơi

Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước. Thực hiện chương trình là thực hiện kế hoạch giáo dục theo mục tiêu đào tạo. Và trường mầm non huyện Đầm Dơi được đánh giá thực trạng theo bảng sau:

Bảng 2.17. Tổng hợp ý kiến đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục của các trường MN huyện Đầm Dơi

TT Nội Dung Tốt Khá T.Bình Yếu Điểm

T.Bình

1

Mục tiêu giáo dục trẻ được cụ thể hóa trong các hoạt động chuyên môn

90 45 0 0 3,7

2

Giáo viên nắm được mục tiêu

giáo dục trẻ 105 20 10 0 3,7

3

Công tác chuyên môn luôn

hướng tới mục tiêu giáo dục trẻ 98 37 0 0 3,7

4

Giáo viên xác định rõ mục tiêu

giáo dục 87 43 5 0 3,6

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)