Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 72)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.8. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở các trường mầm non

non huyện Đầm Dơi

Đối với thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trong nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện kế hoạch.

Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Ở trường MN kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục rất quan trọng.

Bao gồm các nội dung sau: Kiểm tra thực hiện chương trình kế hoạch, kiểm tra bài soạn, giờ lên lớp, kiểm tra hoạt động giáo dục, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, tổ chuyên môn, kiểm tra, giám sát tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra cơ sở vật chất, tài sản lớp, sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

- Một là kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc và việc thực hiện kế hạch giáo dục giúp họ làm tốt công việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp, Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.

- Hai là kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên, là kiểm tra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạt được mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ như thế nào?

- Ba là kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp tức là kiểm tra các nội dung công tác quản lý nhóm lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ mà giáo viên đề ra.

- Bốn là kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay không, quá trình triển khai các hoạt động như thế nào....Từ đó có thể đánh giá hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện……

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi

Bảng 2.24. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường MN huyện Đầm Dơi

TT Các yếu tố Rất ảnh hƣởng (%) Ảnh hƣởng (%) Ít ảnh hƣởng (%) Không ảnh hƣởng (,)

1 Trình độ, năng lực quản lý của

Hiệu trưởng 75,0 15,0 10,0 0,0

2 Năng lực của Tổ trưởng tổ

chuyên môn 46,0 40,0 14,0 0,0

3 Năng lực, trình độ nhận thức của

giáo viên 86,0 10,0 4,0 0,0

4 Các văn bản chỉ đạo của nhà

nước của ngành giáo dục đào tạo 60,0 40,0 0,0 0,0 5 Điều kiện cơ sở vật chất của nhà

trường 90,0 10,0 0,0 0,0

Qua bảng số liệu trên ta thấy, các ý kiến cho rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở trường MN huyện Đầm Dơi, trong đó yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất là Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường với 90% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 10% cho rằng ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Tiếp theo là yếu tố Năng lực, trình độ nhận thức của giáo viên và học sinh với 86% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 10% cho rằng ảnh hưởng, 4% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Yếu tố 1 Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng với 75% ý kiến cho rằng rất ảnh hưởng, 15% cho rằng ảnh hưởng, 10% cho rằng ít ảnh hưởng, không có ý kiến nào cho rằng không ảnh hưởng. Các yếu tố còn lại, dù được đánh giá mức độ ảnh hưởng ít hơn, nhưng cũng chiếm tỉ lệ trung bình giữa rất ảnh hưởng và ảnh hưởng từ 86% đến 90%.

Tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi, từ các yếu tố thuộc về chủ thể quản lý, đến đối tượng quản lý, đến môi trường quản lý. Muốn nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường MN tại huyện Đầm Dơi thì cần phải có giải pháp khắc phục mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng

2.6.1. Điểm mạnh và nguyên nhân

Vai trò các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát; các ban ngành tổ chức đoàn thể quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chất lượng giáo dục các trường MN trên địa bàn huyện Đầm Dơi.

Cán bộ quản lý và giáo viên có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục trẻ và đảm bảo được sứ mệnh lịch sử trong nhà trường. Các CBQL đã rất quan tâm đến công tác triển khai cho giáo viên nắm vững các chỉ thị, thông tư, văn bản quy chế chuyên môn của bậc học để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ.

Đặc biệt là sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng sư phạm cho giáo viên, áp dụng linh hoạt các giải pháp cũng như hình thức bồi dưỡng để từng bước nâng cao chất lượng cho giáo viên, luôn tạo điều kiện giúp đội ngũ giáo viên tiếp cận với kiến thức mới, phương pháp mới để vận dụng thiết thực vào tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ.

CBQL có sự quản lý tốt, rất nhiệt tình với công việc, có tinh thần trách nhiệm và có thâm niên nghề nghiệp cao, đều qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý giáo dục, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể trong và ngoài nhà trường, luôn có tinh thần cầu tiến, là những con chim đầu đàn luôn kiên trì, nỗ lực, năng động, sáng tạo trong quản lý.

Trong quá trình quản lý hiệu trưởng của các trường MN luôn quan tâm trong việc đề ra kế hoạch và hướng dẫn giáo viên thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục, xây dựng hoạt động - tiết dạy mẫu, lớp điểm theo các hoạt động giáo dục, tạo nề nếp trong công tác soạn bài, tổ chức các hoạt động giáo dục theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ. Biết vận dụng các giải pháp kiểm tra, xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả giáo dục trẻ từng độ tuổi cho phù hợp với điều kiện thực tế và thực trạng của mỗi đơn vị mà thực hiện cho phù hợp.

Cùng phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, tận dụng mọi nguồn lực để xây dựng và hoàn thiện dần cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Trong quản lý tài chính và cơ sở vật chất của trường có nhiều biện pháp để thu hút nguồn lực từ mọi phía cho nhà trường. Do đó cơ sở vật chất nhà trường đảm bảo tốt trong điều kiện kinh tế hiện nay.

2.6.2. Điểm yếu và nguyên nhân

Qua quá trình điều tra khảo sát và trao đổi với hiệu trưởng các trường, giáo viên xoay quanh vấn đề giải pháp quản lý chất lượng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN tại huyện Đầm Dơi, trong quá trình phát và thu phiếu điều tra chúng tôi khái quát

được những nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý.

Các CBQL của các trường nhận thức về quản lý hoạt động giáo dục theo hướng đổi mới còn hạn chế, năng lực quản lý theo kế hoạch chưa cao.. Một số hiệu trưởng còn hạn chế trong việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong quá trình quản lý.

Giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau nên chưa đồng bộ về số lượng và chất lượng cũng làm ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường.

Một số giáo viên chưa quan tâm thực sự trong việc đổi mới phương pháp trong giai đoạn hiện nay. Công tác bồi dưỡng giáo viên, thi đua khen thưởng chưa được tăng cường, chưa thực sự tạo được phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường. Các giải pháp quản lý chưa thực hiện đồng bộ, còn mang thủ tục hành chính. Về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động giáo dục còn hạn chế.

Diện tích phòng học còn chật so với số trẻ. Số trẻ quá đông, điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn trong công tác giáo dục trẻ. Tỷ lệ giáo viên trên lớp chưa đủ, chế độ chăm lo cho cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập, chưa thỏa đáng so với thời gian và cường độ lao động của giáo viên kéo dài ở trường.

Tiểu kết chƣơng 2

Khảo sát thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi cho thấy: Ở chương 2, tác giả luận văn đã tập trung vào việc đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục các trường MN tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục các trường MN tại huyện Đầm Dơi. Với kết quả nghiên cứu thấy được:

Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục các trường MN tại huyện Đầm Dơi được các khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường MN tại huyện Đầm Dơi; Quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi;. Điểm trung bình của các nội dung quản lý này đều = 3,8, đạt mức độ thực hiện “Tốt”. Bên cạnh đó, có 1 nội dung quản lý “Xây dựng kế hoạch giáo dục ở các trường mầm non công lập tại huyện Đầm Dơi” mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, tuy nhiên nội dung này có ĐTB = 3,6 thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát và quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động dạy học các trường MN công lập tại huyện Đầm Dơi cũng còn một số nội dung bất cập. Đây là điểm cần chú ý đối với chủ thể quản lý tại các trường MN tại huyện Đầm Dơi.

Luận văn cũng phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường MN tại huyện Đầm Dơi. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, tuy nhiên có một số yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường; Năng lực, trình độ nhận thức của GV; Trình độ, năng lực QL của Hiệu trưởng.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn này là cơ sở giúp tác giả luận văn đưa ra các biện pháp cụ thể, chi tiết để quản lý hoạt động giáo dục các trường MN tại huyện Đầm Dơi, đáp ứng yêu cầu của ngành GD, nâng cao chất lượng dạy và học.

CHƢƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU

3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp

Từ lý luận quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các trường MN và thực tiễn triển khai các giải pháp hoạt động giáo dục trẻ trong thực tế với những thành công và hạn chế, trong giới hạn cho phép, luận văn chỉ đi sâu vào một số vấn đề cụ thể hoàn thiện thêm các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ, tạo sự phối hợp đồng bộ giữa Phòng GD&ĐT với các trường MN nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong các trường MN hiện nay. Những giải pháp được đề xuất cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non cần hướng mọi tác động chăm sóc giáo dục trẻ vào việc thực hiện mục tiêu của ngành học, nhằm phát triển các lĩnh vực: Nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội, thẩm mỹ. Nội dung chương trình và phương pháp giáo dục phải gắn liền với cuộc sống thực của trẻ, đảm bảo nguyên tắc “Giáo dục đi trước sự phát triển của trẻ”. Quản lý và thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non (Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDDT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian gần đây Bộ Giáo dục còn đưa ra Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 về việc ban hành chương trình giáo dục mầm non).

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phát triển

Quản lý hoạt động giáo dục phải dựa trên cơ sở những hiểu biết về sự phát triển của trẻ, nhằm khuyến khích trẻ tích cực, chủ động khi tham gia vào các hoạt động, phát triển tiềm năng một cách tối đa, hình thành kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Giúp giáo viên chủ động, sáng tạo khi cần thiết, tổ chức, điều khiển các hoạt động của trẻ.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Sự phát triển của trẻ gồm các mặt: Thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Các mặt phát triển luôn hòa quyện với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Một tác động đến trẻ thường ảnh hưởng đến nhiều mặt. Mỗi phương tiện giáo dục hay phương pháp giáo dục cần được sử dụng, khai thác sao cho có thể tác động đến toàn bộ nhân cách của trẻ.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

luận về quản lý chuyên môn; đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tiễn về yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non, không phá vỡ sự ổn định của giáo dục mầm non hiện nay.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục phải được tiếp cận theo quan điểm hệ thống để đề xuất các giải pháp đảm bảo sự thống nhất. Các giải pháp phải gắn với chức năng quản lý, được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình giáo dục trẻ nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi

a. Mục đích của biện pháp:

Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm học; giúp cho hiệu trưởng có cái nhìn tổng quát, thấy được sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng; sự chủ động, sáng tạo của giáo viên khi thực hiện kế hoạch giáo dục đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra.

b. Nội dung thực hiện biện pháp:

Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch hoạt động giáo dục, trong đó xây dựng hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, xác định nội dung, giải pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết về nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.

Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho cả năm học (theo chương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)