6. Cấu trúc của luận văn
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường
tốt. Điều này cho thấy, hoạt động giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi, đã đạt được những thành tích tốt. Dưới đây là một số ý kiến của CBQL giáo dục và các thầy cô giáo, phỏng vấn sâu cô giáo H - Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Ngọc Chánh và cô
N - Hiệu trưởng Trường Mầm non Thị Trấn cho biết: “Trong những năm gần đây, các trường mầm non huyện Đầm Dơi đã khẳng định được chất lượng giáo dục. Trong đó, thành tích dạy của giáo viên và thành tích học tập của trẻ được khẳng định rõ nét,
được ngành giáo dục và toàn xã hội đánh giá cao”.
Từ thực tế, qua kết quả điều tra và phỏng vấn trực tiếp CBQL, giáo viên các trường mầm non huyện Đầm Dơi, chúng tôi thấy hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Giáo viên thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch giáo dục, đảm bảo dạy đủ kiến thức môn học, bám sát theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nắm và vận dụng tốt các PPDH đặc trưng của bộ môn, tích cực thực hiện PPDH theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của trẻ. Các quy chế, nề nếp hoạt động chuyên môn được giáo viên thực hiện nghiêm túc. Giáo viên tích cực học tập bồi dưỡng thường xuyên, có rút kinh nghiệm trong giáo dục.
Tuy nhiên chất lượng thực hiện hoạt động giáo dục một số nội dung đạt mức độ khá, đó là việc đầu tư, ứng dụng CNTT vào dạy học còn chậm, hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu vẫn là dạy học trên lớp, các hình thức tổ chức hoạt động học chưa chú ý lấy trẻ làm trung tâm.
2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trong trường mầm non huyện Đầm Dơi trường mầm non huyện Đầm Dơi
Năm học 2019 – 2020 mặc dầu với sự đầu tư khá lớn của các cấp ủy Đảng, với số lượng 13 trường mầm non, trong đó có 12 trường công lập, với tổng số trẻ huy động
là 2746 cháu, trong đó trẻ nhà trẻ là: 69, trẻ mẫu giáo là: 2677; với tổng số lớp nhà trẻ: 05 lớp, 8107lớp mẫu giáo. (lớp 3-4 tuổi: 19, lớp 4-5 tuổi: 37, lớp 5-6 tuổi: 51).
Về CSVC trƣờng, lớp mầm non huyện Đầm Dơi
Bảng 2.21. Tổng hợp về CSVC trường MN tại huyện Đầm Dơi
TT CSVC SỐ HIỆN CÓ SỐ YÊU CẦU TỶ LỆ (%)
1 Phòng học 112 70 100 - Phòng kiên cố 79 70 70.5 - Phòng bán kiên cố 29 25,9 - Phòng tạm 4 3.6 2 Phòng nghệ thuật 6 6 50 3 Phòng vui học Kidsmart 6 6 10 4 Phòng chuyên môn 6 6 60
5 Sân chơi có đồ chơi 12 12 100
6. Trang thiêt bị - Máy tính 60 80 75 - Máy tính đã nối mạng 60 80 75 - Máy in 40 60 66,6 - Đài - Đàn 06 12 41,6 - Ti vi 80 112 71,4 - Máy chiếu 9 12 75
- Máy phô tô 4 12 33,3
7. Danh mục các đồ dùng đồ chơi hiện có theo TT/02/2010 của BGD&ĐT
- Nhà trẻ 5 nhóm 100 65
- Mẫu giáo 3- 4 tuổi 19 lớp 100 74
- Mẫu giáo 4 – 5 tuổi 37 lớp 100 83
- Mẫu giáo 5 – 6 tuổi 51 lớp 100 92
(Nguồn từ phòng GD&ĐT GD &ĐT Đầm Dơi năm 2020)
Qua số liệu ở bảng 2.21 cho thấy: Cơ sở vật chất trường mầm non huyện Đầm Dơi hiện nay mặc dù đã có các phòng học, một số phòng chức năng. Tuy nhiên chưa đảm bảo số lượng phòng học theo yêu cầu.
Số liệu điều tra trẻ trong độ tuổi mầm non hiện nay có 2746 cháu. Ở độ tuổi nhà trẻ thì cần 4 phòng học, còn độ tuổi trẻ mẫu giáo là 2677 cháu cần 127 phòng học, tổng cả hai độ tuổi chúng ta cần có là 131 phòng học như vậy là ta còn thiếu tới hơn 19 số phòng học. Trong tổng số 112 phòng học vẫn còn 29 phòng bán kiên cố, 4 phòng
học tạm, đây là những số liệu huyện cần quan tâm.
Đối với các phòng chức năng như phòng nghệ thuật, phòng học Kisdsmart, phòng chuyên môn 06 phòng thì còn thiếu 06 phòng. So với số trường MN hiện có thì hầu như có rất ít trường có đủ các phòng chức năng. Đối với phòng nghệ thuật là phòng chức năng dành cho trẻ hoạt động các nội dung các bộ môn nghệ thuật (hát, múa, đàn, họa…) chỉ mới có 06phòng/12 phòng, đạt tỷ lệ 50%.
Trong phòng nghệ thuật các nhà trường phải trang bị một số thiết bị học tập như đàn, đài, tủ đựng các trang phục, gióng múa, gương…để trẻ hoạt động.
Nhưng trên thực tế một số trường đã có phòng nghệ thuật nhưng còn thiếu rất nhiều trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động, việc trang trí, bố trí, sắp xếp còn lộn xộn, chưa khoa học. Phòng vui học Kidsmart là phòng để tổ chức cho trẻ được tiếp cận với công nghệ thông tin, với máy tính, phần mềm…Đối với những trường chuẩn quốc gia ở mức độ 2 thì bắt buộc phải có phòng này. Tuy nhiên hiện nay cũng chỉ mới có số lượng là 01 trên tổng số trường 12, chiếm tỷ lệ 8,3%. Phòng chuyên môn là phòng dành cho nhà trường tổ chức các buổi họp, thống nhất các nội dung về chuyên môn, về chất lượng chăm sóc giáo dục của mỗi trường tuy nhiên hiện nay số lượng phòng chuyên môn cũng mới chỉ 6/12 trường có phòng sinh hoạt chuyên môn.
Đối với sân chơi thì mỗi trường đều có sân chơi, có đồ chơi trên mỗi sân, tuy nhiên diện tích một số sân chơi không đạt yêu cầu, còn qúa chật hẹp, cây xanh, cây hoa còn ít, số trường có cây che bóng mát còn ít như trường MN Cái Keo, trường MN Chà Là…… Mặt khác hiện nay do đặc thù của huyện hầu như chúng ta không còn quỹ đất để sử dụng. Nên việc có những sân chơi đạt chuẩn là một vấn đề hết sức khó khăn. Đây là một bài toán khó giải cho toàn cấp học và cho huyện Đầm Dơi
Đối với thiết bị các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi
Qua bảng 2.21 chúng ta thấy rõ số lượng các trang thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục ở các trường MN huyện Đầm Dơi khá đầy đủ. Số lượng Đàn được đầu tư với số lượng 06 cái, đạt tỷ lệ 50 %; máy tính có số lượng 60 cái đạt tỷ lệ 75%, một tỷ lệ khá cao, hệ thống máy tính được nối mạng internet cũng có tới 60 cái chiếm tỷ lệ 100%. Ngoài ra các thiết bị như máy in, máy chiếu, ti vi cũng chiếm một tỷ lệ tương đối. Điều đó chứng tỏ Hiệu trưởng các trường thực sự tâm huyết, lo lắng và quan tâm tới việc đầu tư, mua sắm các trang thiết bị, đặc biệt là các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh, tạo điều kiện tốt nhất cho chất lượng giáo dục trẻ ở huyện Đầm Dơi
Riêng một số thiết bị như: Đài, đầu đĩa, máy phôtô tỷ lệ còn thấp, tuy nhiên trên thực tế các trang thiết bị này ít được sử dụng.
Đối với danh mục các đồ dùng, đồ chơi theo TT 02/2010- BGD&ĐT Theo bảng 2.21
Chúng ta thấy rõ số lượng các lớp có đủ đồ dùng đồ chơi theo TT 02/2010 – BGD&ĐT ở từng độ tuổi có tỷ lệ tăng dần, ở độ tuổi nhà trẻ với 5/5 nhóm chưa đủ đồ dùng, đồ chơi, chỉ đạt tỷ lệ 65%, 3 đến 4 tuổi lại có tỷ lệ cao hơn là 74%, đến độ tuổi 4 đến 5 tuổi đạt tỷ lệ 83%. Độ tuổi 5 đến 6 tuổi có tỷ lệ 92% các lớp có đủ đồ dùng đồ chơi. Như vậy chứng tỏ một điều rằng các đơn vị dường như chú trọng hơn với các độ tuổi lớn. Độ tuổi nhà trẻ có tỷ lệ thấp nhất, các trường nghĩ rằng các cháu nhà trẻ thì chỉ chú ý đến việc chăm sóc, chứ chưa cần đến việc giáo dục.
Đó là những quan điểm sai lầm tuy nhiên hiện nay với điều kiện kinh tế còn gặp nhiêu khó khăn thì đó là một giải pháp mang tính chất tạm thời, còn đối với độ tuổi 5 đến 6 tuổi có tỷ lệ cao nhất, điều đó rất phù hợp với sự chỉ đạo cũng như nhiệm vụ năm học 2019 – 2020 đề ra, bởi vì độ tuổi 5 đến 6 tuổi là độ tuổi chúng ta đang duy trì huyện đạt Chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và là độ tuổi chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 tiểu học.
Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng GD trẻ. Trường MN không thể GD trẻ tốt nếu như không có đủ đồ chơi, đồ dùng dạy trẻ, không có thiết bị chăm sóc trẻ hàng ngày (Giường, chiếu, chăn màn, bàn ghế, xoong nồi, bếp, công trình vệ sinh...). Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, bậc học MN đang triển khai thực hiện chương trình đổi mới, CSVC của nhà trường cần được đáp ứng cho trẻ.
Để tạo nguồn lực phục vụ cho việc GD trẻ tốt, nhất là trong tình hình hiện nay bậc học MN đang có xu thế mở rộng khuyến khích loại hình trường MN, thì các biện pháp thu hút nguồn lực là vấn đề được nhiều Hiệu trưởng quan tâm. Điều đó thể hiện ở bảng 2.22 như sau:
Bảng 2.22. Nguồn kinh phí đầu tư cho bậc học MN năm học 2019– 2020
Các nguồn kinh phí. Số tiền Kinh phí xây dựng và cải tạo Kinh phí mua sắm trang thiết bị. 1. Nhà nƣớc. 10.269.428.000 10.000.000.000 269.428.000 2. Nhân dân đóng góp. 1.200.000.000 800.000.000 400.000.000 3. Các nguồn khác. 190.000.000 100.000.000 90.000.000 4. Tổng số tiền. 11.659428.000 10.900.000.000 759.428.000
(Nguồn từ phòng GD&ĐT huyện Đầm Dơi năm 2020)
Thực trạng CSVC và các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động GD trẻ tại các trường MN trong huyện Đầm Dơi có nhiều tiến bộ.
Với quan điểm lấy chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là trên hết. Cùng với sự khéo léo của mình nhiều CBQL có kinh nghiệm tốt đã thu hút sự đóng góp giúp đỡ của các ban ngành, chính quyền địa phương và đặc biệt là cha mẹ các cháu bằng hiện vật, công sức, tiền của, động viên chị em giáo viên làm thêm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ. Do đó những điều kiện tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học của cô và cháu được đảm bảo. Tuy vậy để đáp ứng yêu cầu GD trẻ theo hướng giáo dục hiện nay, với vị trí của bậc học, sự cần thiết kêu gọi tấm lòng nhiệt tình ủng hộ của quí phụ huynh, các mạnh thường quân hảo tâm mở rộng vòng tay giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ GD trẻ ngày một tốt hơn.
2.4.7. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường MN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trường MN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
Để thu hút nguồn lực cho nhà trường các hiệu trưởng đã thực hiện rất nhiều giải pháp như hỏi 168 phụ huynh của 12 trường MN trong huyện, Tham mưu tích cực với 29 lãnh đạo huyện, xã và tỉnh và đồng thời phối hợp với các ban ngành 29 người, Khảo sát 135 giáo viên của 12 trường về tự tạo đồ dùng đồ chơi trẻ em. Kết quả xem bảng 2.23).
Bảng 2.23. Các biện pháp thu hút nguồn lực cho nhà trường.
TT Các biện pháp Số lƣợng TỈ LỆ %
1 Phối hợp với cha mẹ trẻ 168 100%
2 Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo 29 100%
3 Phối hợp với các ban ngành 29 100%
4 Giáo viên tự tạo đồ dùng, đồ chơi 135 100%
Điều này thể hiện Ban Giám hiệu đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Nhà trường và nhân dân cùng chăm lo tạo nguồn cho sự nghiệp giáo dục mầm non bên cạnh đó sự hỗ trợ của nhà nước là chính.
Tuy nhiên, qua trao đổi với các giáo viên và quan sát thực tế cho thấy: Nhiều khi do giải pháp quản lý các đồ dùng, đồ chơi quá chặt chẽ, khắt khe nên giáo viên không giám cho trẻ chơi, sợ hỏng, sợ mất, do vậy chưa phát huy hết tác dụng của đồ dùng, đồ chơi. Cách quản lý đồ dùng đồ chơi như vậy chưa phát huy mạnh tính sáng tạo, tự tìm tòi của trẻ. Cần tạo môi trường học tập phong phú với nhiều hiện vật có thực trong cuộc sống, tận dụng những vật liệu có sẵn trong thiên nhiên để tổ chức cho trẻ tham gia vào quá trình làm ra sản phẩm cho mình và thông qua đó để phát triển nhận thức, kĩ năng và thái độ cho trẻ
Một số trường tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, vận động phụ huynh ủng hộ, đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm bàn ghế, đồ dùng đồ chơi cho trường và
các nhóm lớp, đặc biệt là các thiết bị nghe nhìn: Tivi, đầu đĩa, catset… từ đó tạo điều kiện để triển khai chương trình giáo dục mầm non mới, đảm bảo việc cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ.