Biện pháp 4:Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4:Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

viên trong các trường Mầm non huyện Đầm Dơi

a. Mục đích của biện pháp

Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên, liên tục để xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sự phối hợp tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm, tổ của mỗi giáo viên.

b. Nội dung thực hiện biện pháp

Tập trung bồi dưỡng về những nội dung mà giáo viên còn yếu và những vấn đề đa số giáo viên cho là khó như triển khai chương trình theo Thông tư 28, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cách thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động chơi của trẻ.... từ đó tổ thảo luận đưa ra phương pháp, biện pháp giúp giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn.

Bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn.

Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề, hội giảng cụm trường, hội giảng cấp huyện...

Dự giờ thăm lớp: Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn có lịch cụ thể thăm lớp, dự giờ đối với giáo viên. Khuyến khích giáo viên dự giờ lẫn nhau để trao đổi, học tập kinh nghiệm.

Bồi dưỡng thông qua tổ chức sinh hoạt chuyên đề liên trường (theo cụm) do Phòng Giáo dục quy định để toàn thể cán bộ giáo viên có điều kiện nắm bắt những định hướng đổi mới thực hiện chương trình giáo dục mầm non.

Bồi dưỡng giáo viên thông qua tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường cùng điều kiện kể cả trong và ngoài địa bàn thành phố Cà Mau. Trong xu thế hội nhập và bùng nỗ về công nghệ thông tin, hình thức học tập cần được chú trọng để mỗi giáo viên biết tự hoàn thiện mình.

c.Tổ chức thực hiện biện pháp

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Hình thành mạng lưới đội ngũ cán bộ cốt cán tin cậy, giáo viên nòng cốt, mũi nhọn có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là giáo viên trẻ, nhiệt tình, có năng lực để đẩy mạnh phong trào bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tiến hành rà soát, phân loại giáo viên theo trình độ và theo tay nghề.

Tổ chức cho cán bộ giáo viên đăng ký kế hoạch tự bồi dưỡng trên cơ sở tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, tổ chức kiểm tra công nhận kết quả tự bồi dưỡng, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tham gia học nâng chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn, chuyên đề do Sở giáo dục đào tạo, Phòng giáo dục đào tạo tổ chức.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập, bồi dưỡng của giáo viên kết hợp với động viên, khích lệ giáo viên tham gia học tập, tạo các điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong thời gian học tập. Đưa công tác bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản lý, dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả điều hành, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

Hàng năm tổ chức đánh giá nghiêm túc hoạt động bồi dưỡng giáo viên, kịp thời động viên, khen thưởng giáo viên giỏi, giáo viên có thành tích trong công tác giáo dục trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)