6. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Qua việc sử dụng phiếu thăm dò ý kiến của 03 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục – Đào tạo, 32 Cán bộ quản lý và 100 giáo viên của 12 trường kết quả thu được như sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các các trường MN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Các biện pháp Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Điểm TB 1
Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi
135 0 00 4
2
Thực hiện mục tiêu nội dung chương trình giáo dục trẻ ở các trường Mầm non Huyện Đầm Dơi
112 23 00 3,8
3
Chú trọng hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường Mầm Non Huyện Đầm Dơi
125 10 00 3,9
4
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường Mầm non huyện Đầm Dơi
120 15 00 3,9
5
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ trong các trường Mầm Non huyện Đầm Dơi
100 35 00 3,7
6
Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ
ở các trường Mầm non huyện Đầm Dơi 111 24 00 3,8
Điểm trung bình chung 3.85
(Chú thích: Tốt : 4 điểm, Khá :3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1 điểm)
Bảng tổng hợp cho thấy kết quả đánh giá 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi có sự cần thiết cao. Sự cần thiết của các biện pháp từ mức tốt trở lên ĐTB= 3,7 -> 4. Giải pháp cần thiết nhất được xếp vào vị trí cao nhất đó là “Chỉ đạo nghiêm túc xây dựng kế hoạch giáo dục trong ở trường mầm non” hoàn toàn phù hợp với thực trạng đã phân tích. Biện pháp: “Đẩy mạnh công tác giám sát, kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục ở trường mầm non”; “Quản lý thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non cho trẻ”; và biện pháp “Quản lý hoạt
động trên lớp của giáo viên” đều được các chuyên gia đánh giá ở mức độ cần thiết cao ĐTB =3,8-> 3,9 chứng tỏ các biện pháp này rất phù hợp với tình hình thực tế hiện nay về quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi. Đổi mới công tác bồi dưỡng chuyên môn hoạt động giáo dục cho giáo viên, đều đạt điểm trung bình là 3,7.
Kết quả khảo sát trên đây khẳng định sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết.
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các các trường MN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
TT Các biện pháp Rất cần thiết % Cần thiết % Không cần thiết % Điểm TB 1
Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi
123 23 00 3,8
2
Thực hiện mục tiêu nội dung chương trình giáo dục trẻ ở các trường Mầm non Huyện Đầm Dơi
93 42 00 3,6
3
Chú trọng hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường Mầm Non Huyện Đầm Dơi
98 37 00 3,7
4
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường Mầm non huyện Đầm Dơi
100 35 00 3,7
5
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ trong các trường Mầm Non huyện Đầm Dơi
88 35 00 3,65
6
Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ
ở các trường Mầm non huyện Đầm Dơi 112 23 00 3,8
Điểm trung bình chung 3,7
(Chú thích: Tốt : 4 điểm, Khá :3 điểm, Trung bình : 2 điểm, Yếu:1điểm)
Kết quả bảng 3.2 cho thấy mức độ khả thi của các biện pháp đạt mức độ tốt, Tổng điểm trung bình 3.7. Những biện pháp có tính khả thi cao là biện pháp 1,3,4,6. Biện pháp: Chỉ đạo nghiêm túc xây dựng kế hoạch giáo dục ở trường mầm non được đánh giá có tính khả thi cao nhất với mức điểm trung bình 3,8 điểm. Biện pháp: Quản lý
thực hiện nội dung chương trình giáo dục mầm non cho trẻ. Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên và biện pháp khai thác và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục đều được đánh giá rất khả thi. Theo chúng tôi đánh giá này cũng rất phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên hiện nay. Từ kết quả khảo nghiệm trên đây, khẳng định rằng sáu biện pháp quản lý hoạt động giáo dục mầm non đối với các trường mầm non huyện Đầm Dơi mà chúng tôi đề xuất là rất cần thiết, có tính khả thi cao, phù hợp với tình hình thực tiễn. Nếu triển khai nghiêm túc, đúng quy định chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt trong việc quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi.
Ở lứa tuổi mầm non có nhiều điểm khác biệt so với các ngành học khác trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Đây là bậc học đầu tiên trong đời trẻ. Mỗi thành tích của bậc học đều phụ thuộc rất lớn vào sự động viên, cỗ vũ, sự quan tâm của toàn xã hội. Để chất lượng giáo dục trẻ mầm non được nâng cao, người quản lý cần nắm vững chuyên môn nghiệp vụ để xác định đúng mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ. Muốn trẻ khỏe mạnh cần thực hiện tốt việc trang bị đầy đủ CSVC, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Trẻ được vận động phù hợp với sức khỏe và độ tuổi qua các bài tập vận động cơ bản. Cung cấp kiến thức cho trẻ phải mang tính phát huy sự hiểu biết của trẻ, luôn tạo tình huống kích thích trẻ tìm tòi khám phá. Với nhịp độ thường xuyên ôn cũ, học mới để khắc sâu kiến thức cần cung cấp cho trẻ. Phải dùng hình thức trò chơi kích thích trẻ học tập là chính.
Để quản lý hoạt động giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao, điều cần nhất là phải nâng cao trình độ nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo viên. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có thu nhập ổn định mới có thể công tác tốt. Để đánh giá đúng khả năng và hiệu quả công tác của đội ngũ giáo viên cần tổ chức thanh kiểm tra thường xuyên trong đơn vị.
Qua biểu đồ phân tích thống kê tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non chứng tỏ các biện pháp đưa ra đáp ứng yêu cầu phát triển GDMN huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau hiện nay là rất cần thiết. Với sáu giải pháp được đề xuất mang tính hệ thống, toàn diện, rất cần thiết và có tính khả thi cao.
Tiểu kết chƣơng 3
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất được 6 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn huyện Đầm Dơi, đó là:
Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm Dơi.
Thực hiện mục tiêu nội dung chương trình giáo dục trẻ ở các trường mầm non Huyện Đầm Dơi.
Chú trọng hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường mầm non Huyện Đầm Dơi.
Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường mầm non huyện Đầm Dơi.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non huyện Đầm Dơi.
Đổi mới kiểm tra hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi Từng biện pháp được tác giả trình bày theo trình tự: mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện.
Sáu biện pháp được trình bày có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Muốn nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau thì đòi hỏi người Hiệu trưởng phải sử dụng đồng bộ các biện pháp trên.
Tùy theo điều kiện của mỗi trường, nếu Hiệu trưởng các trường MN trong địa bàn Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau biết vận dụng linh hoạt và thực hiện đồng bộ các biện pháp trên chắc chắn sẽ tạo được bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý hoạt động giáo dục góp phần rất lớn trong việc hoàn thành mục tiêu GD của mỗi đơn vị, và nâng cao chất lượng cho nhà trường.
Các biện pháp đề xuất cũng được tác giả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi. Nhìn chung các biện pháp đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Đây là cơ sở để
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1 Về cơ sở lý luận
Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi. Trong đó, luận văn đã xác định các khái niệm công cụ quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Khái niệm này được trình bày như sau: Quản lý hoạt động giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động giáo dục tiến đến mục tiêu đề ra của nhà trường.
Luận văn cũng đã xác định rõ được các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non như sau: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ở trường mầm non; Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trường mầm non; Quản lý nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non; Phối hợp giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, công đoàn trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện công tác dạy học ở trường mầm non; Giám sát kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Yếu tố khách quan: Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cấp học mầm non. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học. Yếu tố chủ quan: Nhận thức, nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn.
1.2 Về cơ sở thực tiễn
Đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đầm Dơi. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
- Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đầm Dơi được các khách thể nghiên cứu đánh giá đã được thực hiện ở mức độ “Tốt”. Trong đó, một số nội dung quản lý được đánh giá đã thực hiện ở mức độ “Tốt” cao hơn các nội dung quản lý khác đó là: Quản lý nội dung, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi; Quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên các trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau ; Quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; Quản lý cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động giáo dục các trường mầm non công lập. Bên cạnh đó, có 1 nội dung quản lý “Xây dựng kế hoạch giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau ”
mặc dù cũng được đa số khách thể nghiên cứu đánh giá đã thực hiện tốt, tuy nhiên nội dung này thấp nhất trong tất cả các nội dung quản lý mà đề tài tiến hành khảo sát.
- Luận văn cũng phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Kết quả cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, tuy nhiên có một số yếu tố có ảnh hưởng nhiều hơn các yếu tố khác đó là: Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường. Năng lực, trình độ nhận thức của GV; Trình độ, năng lực quản lý của Hiệu trưởng.
1.3 Về biện pháp đề xuất
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ mà luận văn đề ra: Tìm hiểu cơ sở lý luận - thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng của đề tài luận văn của tác giả đã chọn và xác định được 6 giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường MN trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, đó là:
- Tăng cường xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ các trường MN tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Đổi mới quản lý tốt mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động giáo dục trẻ các trường MN tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ trên lớp của giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Phát triển đội ngũ giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. -Tăng cường đầu tư CSVC, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động giáo dục trẻ tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
Các giải pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau trong quá trình thực hiện, kết quả thăm dò các giải pháp được đề xuất đều cho thấy chúng rất cần thiết và có tính khả thi ở mức độ cao từ 94% trở lên.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế xã hội, mặt mạnh, mặt yếu, xuất phát đặc điểm của mỗi trường khác nhau, Hiệu trưởng các trường trong huyện phải lựa chọn các giải pháp nằm trong các giải pháp phù hợp, đồng thời phải biết kết hợp khéo léo, linh hoạt các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với Ủy ban nhân dân huyện Đầm Dơi
nhà trường đủ định mức giáo viên trên lớp, tạo điều kiện cho giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ một cách đầy đủ và đảm bảo thời gian làm việc nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của bậc học.
2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi
Tham mưu lãnh đạo các cấp tiếp tục qui hoạch mạng lưới trường MN trên địa bàn, tăng cường CSVC, thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, khuyến khích CBQL và giáo viện các trường tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ quản lý – giáo viên trong nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cải tiến công tác thanh tra, kiểm tra, tạo động lực cho các trường MN hoạt động, giáo viên yên tâm công tác.
2.3 Đối với chính quyền địa phương
Tạo điều kiện cho trường mầm non trong công tác vận động xã hội hóa để bổ sung trang thiết bị độ dùng.
Vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường và có những chính sách hỗ trợ cho trẻ e có hoàn cảnh khó khăn.
Tuyên truyên người dân về tầm quan trọng của bậc học mầm non
2.4 Đối với các trường Mầm non huyện Đầm Dơi
Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ, phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn và trau dồi năng lực sư phạm, năng lực quản lý.