6. Cấu trúc của luận văn
1.4.7. Kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục ở trường mầm non
Hoạt động kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục trong trường MN là một việc làm hết sức quan trọng. Qua kiểm tra, Hiệu trưởng sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, kịp thời uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện các hoạt động giáo dục. Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ, giáo viên. Trong trường mầm non kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung thực hiện kế hoạch giáo dục, giúp họ làm tốt công việc chăm sóc, giáo dục trẻ; đồng thời xây dựng được bầu không khí sư phạm tích cực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra đó là: Kiểm tra kế hoạch giáo dục trẻ; Kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm lớp; Kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ.
+ Kiểm tra kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ của mỗi giáo viên là kiểm tra giáo án soạn bài lên lớp của giáo viên; từ đó đánh giá kế hoạch đó có đạt được mục tiêu độ tuổi, nội dung chương trình cũng như mức độ phù hợp với chủ đề và khả năng nhận thức của trẻ như thế nào? Có phù hợp với mục tiêu nhận thức của từng trẻ?
+ Khi thực hiện kiểm tra kế hoạch quản lý nhóm, lớp tức là kiểm tra các nội dung công tác quản lý nhóm, lớp nhằm đạt được mục tiêu giáo dục trẻ.
+ Đối với kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục có đúng với kế hoạch dự kiến, có cắt xén, bỏ nội dung chương trình hay không, quá trình triển khai
các hoạt động như thế nào, sử dụng các biện pháp và hình thức tổ chức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới hiện nay?.. Khả năng tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của trẻ đạt được mức độ nào?...Từ đó có thể đánh giá được hoạt động giáo dục mà giáo viên thực hiện.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động giáo dục ở các trƣờng mầm non.
1.5.1. Các yếu tố khách quan
Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ. Nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cư tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng chăm sóc, giáo dục trong các trường mầm non.
Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền: Có ảnh hưởng đến hiệu quả công tác tham mưu của các phòng GD&ĐT, các trường mầm non trong việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ giáo dục trẻ... là những điều kiện thuận lợi để quản lý công tác giáo dục trẻ đạt hiệu quả.
Chế độ, chính sách đãi ngộ của địa phương, của ngành đối với cán bộ quản lý các cấp cũng như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ là một trong hai yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. Cơ sở vật chất xuống cấp, các trang thiết bị thiếu hoặc không hiện đại chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác hoạt động giáo dục, thậm chí là không an toàn và đảm bảo vệ sinh cho trẻ. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đầy đủ, hiện đại và phù hợp giúp giáo viên, nhân viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Đồng thời, khi có đủ đồ dùng trang thiết bị cá nhân cho trẻ, sẽ giúp trẻ thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân đúng cách, qua đó trẻ học được cách sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dẫn đến việc quản lý chỉ đạo công tác giáo dục trẻ thuận lợi hơn. Ngoài ra, những yếu tố như: Nhận thức của giáo viên về giáo dục trẻ; Kỹ năng nghiệp vụ của giáo viên mầm non; Phương pháp kiểm tra, đánh giá; Hoạt động phối hợp các lực lượng xã hội cũng có ảnh hưởng và tác động đến việc quản lý hoạt động giáo dục trong các trường mầm non.
Công tác xã hội hóa giáo dục là một trong những hoạt động cần thiết đối với các nhà trường nói chung đặc biệt đối với giáo dục mầm non nói riêng. Việc huy động các nguồn lực từ địa phương và đến từng phụ huynh học sinh có ảnh hưởng đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
Chương trình giáo dục mầm non là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nội dung giáo dục trong chương trình được tổ chức theo hướng tích hợp và theo các chủ đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú. Nội dung giáo dục phải bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.
Năng lực quản lý của các cán bộ quản lý trường mầm non.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của cán bộ Sở Giáo dục và Đào tạo.
Sự am hiểu biết chuyên môn sâu, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề mới trong các hoạt động dạy học cho trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, tham mưu và chỉ đạo các phòng giáo dục đào tạo, các trường mầm non thực hiện.
Nhận thức của cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ và công tác tự bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực của mình.
Tiểu kết chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non. Trong đó, luận văn đã xác định các khái niệm công cụ quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non. Khái niệm này được trình bày như sau: Quản lý hoạt động giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình dạy học, làm cho hoạt động giáo dục tiến đến mục tiêu đề ra của nhà trường.
Luận văn đã xác định rõ hoạt động giáo dục ở trường mầm non là cách dạy tập trung theo chủ đề làm cho hoạt động học tập mang tính thực tiễn hơn là chỉ tập trung vào kiến thức và kỹ năng. Chủ đề bao gồm những kinh nghiệm mắt thấy tai nghe và những hoạt động dựa trên việc học và đưa ra cho trẻ nhiều sự lựa chọn hơn về những điều mà chúng sẽ làm. Giáo dục theo chủ đề cũng mang đến cho người học nhiều kiến thức hơn là kiểu dạy theo đơn vị bài học.
Đồng thời luận văn đã xác định rõ được các nội dung quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non như sau: Lập kế hoạch và chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Quản lý mục tiêu chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên ở trường mầm non. Quản lý nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Phối hợp giữa hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn, công đoàn trong việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện công tác
dạy học ở trường mầm non. Giám sát kiểm tra, đánh giá, hoạt động giáo dục ở trường mầm non.
Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non. Yếu tố khách quan: Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cấp học mầm non. Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy học. Yếu tố chủ quan: Nhận thức, nghiệp vụ quản lý, trình độ chuyên môn.
Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ở các trường mầm non là những căn cứ, định hướng giúp cho tác giả tiến hành điều tra thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ đối với các trường mầm non trên địa bàn huyện Đầm Dơi.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN ĐẦM DƠI TỈNH CÀ MAU
2.1. Khái quát quá trình khảo sát
2.1.1. Mục đích khảo sát
Nhằm khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi …để tác giả xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn hoạt động này.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau: Thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.1.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát
CBQL và giáo viên huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau cụ thể là 03 cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục – Đào tạo, 32 Cán bộ quản lý và 165 giáo viên của 12 trường (MN Thị Trấn, MG Sen Hồng, MN Chà Là, MN Tân Đức, MN Cái Keo, MG Tân Dân, MG Vàm Đầm, MG Tân Duyệt, MG Ngọc Chánh, MG Tân Thuận, MG Tân Tiến, MG Quách Phẩm Bắc)
2.1.4. Tổ chức khảo sát
Đề tài khảo sát thực trạng vào tháng 5 năm 2021.
Công cụ nghiên cứu bao gồm: Phiếu hỏi; phiếu phỏng vấn và phiếu quan sát. Để nghiên cứu và chỉ ra được thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Đề tài đã sử dụng 02 phương pháp nghiên cứu chính. Đó là: (1) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; (2) Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 135 CBQL giáo dục và giáo viên tại 12 trường mầm non huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Tổng số khách thể điều tra cho nội dung này là 135 người. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính như: (1) Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; (2) Thực trạng hoạt động học của trẻ ở các trường mầm non tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; (3) Thực trạng về CSVC, thiết bị kỹ thuật và kinh phí phục vụ hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Đầm Dơi
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn sâu 12 CBQL giáo dục và giáo viên tại 12 trường mầm non mầm non huyện Đầm Dơi được nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về các nội dung của hoạt động giáo dục ở các trường
mầm non tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.1.5. Xử lý số liệu và viết các báo cáo khảo sát
Xử lý số liệu: Các kết quả nghiên cứu thu được từ 2 phương pháp nghiên cứu nêu trên được chúng tôi xử lý như sau:
- Xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp thống kê toán học. Trong đó, các phép toán thống kê được sử dụng gồm: Tỷ lệ phần trăm; điểm trung bình.
- Với câu hỏi ở 4 mức độ Tốt, Khá, Trung bình, Yếu, mỗi ý kiến đánh giá Tốt được 4 điểm, Khá được 3 điểm, Trung bình được 2 điểm, Yếu được 1 điểm (điểm trung bình X). Trong đó: 4, 3, 2, 1 lần lượt là số ý kiến chọn: Tốt, Khá, Trung bình, Yếu. Với điểm trong số tương ứng cho từng mức độ khảo sát là: 4, 3, 2, 1.
Tính điểm trung bình X trong các bảng theo công thức:
N i
X 1
với i1
N
Trong đó: X là điểm trung bình của nội dung khảo sát. Xi: Điểm ở mức độ thứ i.
fi: Số người cho điểm ở mức độ thứ i. N: Là số người tham gia đánh giá. - Xếp loại tốt: Điểm trung bình từ 3,5 đến cận 4,0 - Xếp loại Khá: Điểm trung bình từ 2,5 đến cận 3,5 - Xếp TB: Điểm trung bình từ 1,5 đến cận 2,5 - Xếp loại Yếu: Điểm trung bình từ 0,5 đến cận 1,5
2.2. Khái quát về kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
2.2.1. Khái quát đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Đầm Dơi
Đầm Dơi là huyện vùng sâu, cách trung tâm tỉnh Cà Mau 30 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp thành phố Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu; phía Nam giáp huyện Ngọc Hiển; phía Tây giáp huyện Cái Nước; phía Đông giáp biển Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 826,06 km2 (82.606 ha), lớn nhất so với các huyện (thành phố) của tỉnh Cà Mau. Có chiều dài bờ biển 25 km, với 3 xã giáp biển (Tân Thuận, Tân Tiến và Nguyễn Huân), có hệ thống sông ngòi chằn chịt, với các cửa sông lớn thông ra biển Đông như: cửa Giá Cao, Gành Hào, Ấp Hạp, Hố Gùi, Giá Lồng Đèn…
Về địa giới hành chính của huyện gồm 16 xã, thị trấn: Thanh Tùng, Quách Phẩm, Quách Phẩm Bắc, Trần Phán, Tân Duyệt, Tạ An Khương, Tạ An Khương Đông, Tạ An Khương Nam, Tân Đức, Tân Tiến, Nguyễn Huân, Tân Thuận, Ngọc Chánh, Tân Trung, Tân Dân và thị trấn Đầm Dơi.
thương mại - dịch vụ.
Trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là biến đổi khí hậu, môi trường, nước biển dâng, sạt lở đất ven sông, ven biển, dịch bệnh diễn biến khá phức tạp; giá cả một số hàng hóa chủ lực không ổn định, đặc biệt do tác động dịch tả lợn Châu Phi, đại dịch Covid-19, làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của Nhân dân. Song, với sự nỗ lực, quyết tâm cao, các ngành, đơn vị và Nhân dân trong huyện tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của Huyện ủy đạt nhiều kết quả quan trọng.
Đến cuối năm 2020, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 10%, thu nhập bình quân đầu người là 47 triệu đồng/người/năm. Tình hình nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển khá; tổng sản lượng đạt 100,5% kế hoạch; thu ngân sách vượt chỉ tiêu tỉnh giao; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,62%.
2.2.2. Khái quát về giáo dục Mầm Non huyện Đầm Dơi
Huyện Đầm Dơi có 72 trường, trong đó: Có 18 trường mầm non và mẫu giáo (17 công lập, 1 tư thục); có 18 trường Tiểu học; có 36 trường Trung học cơ sở. Các trường mầm non công lập được phân bố đều khắp trong địa bàn huyện Đầm Dơi, nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu gửi trẻ của phụ huynh; vì vậy, một số trường vẫn còn gặp khó khăn trong công tác huy động trẻ và số lượng trẻ trên lớp của một số trường khá đông nên ảnh hưởng đến các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Nhiều năm liền ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Đầm Dơi luôn giữ vị trí đứng đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh.
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp và trẻ ở các trường MN huyện Đầm Dơi trong 2 năm qua
Năm học Số Trƣờng Số lớp/ nhóm Số trẻ Mẫu giáo Nhà trẻ Học 2 buổi/ ngày Bán trú Tỷ lệ học bán trú (%) Trẻ 5 tuổi mẫu giáo 2018-2019 12 109 2686 2642 64 2642 1864 69,4 1488 2019-2020 12 112 2746 2677 69 2746 2146 78,2 1523
(Nguồn: Báo cáo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Đầm Dơi, năm2020)
Qua bảng thống kê trên, ta thấy quy mô phát triển ở các trường mầm non trên địa bàn huyện Đầm Dơi phát triển đều khắp, số trường loại 1 phát triển nhiều, số trẻ