6. Cấu trúc của luận văn
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các
trường mầm non huyện Đầm Dơi
Ta nên biết rằng dạy học là công việc vừa có tính khoa học lại vừa có tính nghệ thuật, nó luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người giáo viên trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, không thể có một sự sáng tạo nào mà lại thiếu đi sự chuẩn bị chu đáo. Vì vậy, việc chuẩn bị lên lớp không những là điều cần thiết mà còn là điều bắt buộc không chỉ đối với người giáo viên mới bước vào nghề mà cả đối với giáo viên lâu năm, có nhiều kinh nghiệm. Lên lớp là lĩnh vực đời sống tinh thần quan trọng nhất. Đây là lúc người giáo viên và trẻ tiếp xúc với nhau. Chính trong thời gian đó người giáo viên mới thể hiện đầy đủ tính khoa học và tính nghệ thuật trong công tác dạy học và giáo dục của mình, thể hiện tầm hiểu biết, hứng thú, niềm tin và nói chung là thế giới tinh thần của mình.
Đánh giá về việc quản lý hoạt động trên lớp của giáo viên MN huyện Đầm Dơi của Ban giám hiệu các trường tại (bảng 2.19) như sau:
Bảng 2.19. Mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên các trường MN huyện Đầm Dơi
TT NỘI DUNG KHẢO SÁT Tốt Khá T.bình Yếu Điểm t.bình
1 Xây dựng và quản lý thực hiện quy
chế chuyên môn 125 10 0 0 3.9
2 Giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án. 126 9 0 0 3,9 3 Khuyến khích giáo viên ứng dụng
công nghệ thông tin 105 22 8 0 3,7
4 Hướng dẫn giáo viên nắm được hệ
thống và phương pháp giáo dục 115 20 0 0 3,9 5 Dự giờ, kiểm tra hoạt động dạy học 132 3 0 0 4
6 Kiểm tra hồ sơ chuyên môn 121 14 0 0 3,9
7 Xây dựng môi trường giáo dục cho
trẻ 127 8 0 0 3,9
8 Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm 118 17 0 0 3,9
Điểm trung bình chung 3,9
Kết quả ở bảng 2.19 cho thấy: Tổng điểm trung bình là (3,9). Điều này chứng tỏ đa số khách thể được nghiên cứu đều đánh giá mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên các trường MN tại huyện Đầm Dơi ở mức “Tốt”.
Có thể nói các trường đã rất quan tâm đến công tác chỉ đạo quản lý hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên MN theo các nội dung như: Xây dựng và thực hiện quy chế chuyên môn; Dự giờ, kiểm tra hoạt động dạy học; kiểm tra hồ sơ chuyên môn; Xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ; giáo viên có đủ đồ dùng, giáo án; Tạo cơ hội cho trẻ học, trải nghiệm và các nội dung trên đã đạt được kết quả rất cao (ĐTB= 3,9). Như vậy có thể thấy Ban giám hiệu đã nhìn nhận đúng vai trò của giáo viên bởi vì đội ngũ giáo viên là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường, là người có vai trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng được mục tiêu của cấp học. Bên cạnh đó vẫn cần hướng dẫn giáo viên cụ thể để giáo viên có thể nắm được hệ thống và phương pháp giáo dục vì ở nội dung này mức độ đạt được đạt ở mức (ĐTB= 3,9). Qua bảng 2.19 cũng cho thấy, nhìn chung giáo viên chưa áp dụng nhiều công nghệ thông tin vào trong bài dạy, thậm chí còn có một số giáo viên do nhiều hoàn cảnh mà sử dụng công nghệ thông tin còn chưa thành thạo.
Chính vì thế cô giáo phải quản lý tất cả hành vi, thái độ, nền nếp, thói quen của trẻ và đồng thời cô giáo phải luôn có thái độ thân thiện, gần gũi, công bằng để trẻ có sự yên tâm khi trao đổi, chia sẻ, tìm hiểu, khám phá môi trường vật chất, môi trường xã hội ở nhóm, lớp mầm non. Ngoài ra, cô giáo phải luôn sáng tạo để tạo cho trẻ nhiều đồ dùng dụng cụ, đồ chơi hấp dẫn, mới lạ, thu hút trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Cô phải phối hợp với phụ huynh để hiểu rõ tính khí, khả năng, nhu cầu, hứng thú của từng trẻ để có thể tận dụng, khai thác triệt để các tình huống xảy ra trong giờ hoạt động nhằm phát huy hiệu quả tác dụng giáo dục trẻ.
Trong giáo dục cũng cần sự thống nhất cao giữa giáo viên chung nhóm, lớp, chung trường để tránh tình trạng "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược". Việc giáo dục trẻ cũng cần giáo viên biết xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục một cách linh hoạt, mềm dẻo.
Giáo viên cần biết khai thác triệt để môi trường giáo dục bên trong và ngoài nhóm lớp để tránh cho trẻ sự nhàm chán trong hoạt động giáo dục trẻ.