6. Cấu trúc của luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục phải được tiếp cận theo quan điểm hệ thống để đề xuất các giải pháp đảm bảo sự thống nhất. Các giải pháp phải gắn với chức năng quản lý, được tổ chức hợp lý sao cho tác động có hệ thống và đồng bộ đến các thành tố của quá trình giáo dục trẻ nhằm tạo ra những thay đổi của quá trình này.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trƣờng mầm non huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
3.2.1. Biện pháp 1: Tăng cường quản lý xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi hiện giáo dục trẻ ở các trường Mầm non huyện Đầm dơi
a. Mục đích của biện pháp:
Xây dựng kế hoạch giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra trong năm học; giúp cho hiệu trưởng có cái nhìn tổng quát, thấy được sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng; sự chủ động, sáng tạo của giáo viên khi thực hiện kế hoạch giáo dục đề ra, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, đánh giá của hiệu trưởng trong quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra.
b. Nội dung thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng lập dự thảo kế hoạch hoạt động giáo dục, trong đó xây dựng hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt, xác định nội dung, giải pháp thực hiện và các điều kiện cần thiết về nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính cho việc triển khai thực hiện kế hoạch.
Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch giáo dục chung cho cả năm học (theo chương trình giáo dục mầm non), trong đó: Dự kiến các chủ đề và thời gian thực hiện cho từng chủ đề, từng khối lớp. Hướng dẫn giáo viên biết lập kế hoạch giáo dục trẻ theo tháng, tuần và lập kế hoạch hoạt động một ngày theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực của trẻ. Hiệu trưởng chỉ đạo việc giao ban hàng ngày để xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm việc hực hiện kế hoạch giáo dục trong tháng và triển khai công việc tháng tiếp theo trên cơ sở bàn bạc dân chủ, tạo sự đồng bộ thống nhất cuả các bộ phận trong trường.
Tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục đối với từng bộ phận chuyên môn và giáo viên ở các nhóm lớp để kịp thời uốn nắn việc thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục đi đúng trọng tâm.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp:
Căn cứ vào mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp: Thời gian quy định trong biên chế năm học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo
viên, số trẻ ở các nhóm lớp trong trường; từ đó tiến hành điều tra, phân tích tình hình đầu năm và xác định mục tiêu giáo dục cho năm học, phân công giáo viên giảng dạy ở các nhóm lớp hợp lý với tình hình cụ thể của từng trường.
Chỉ đạo phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường bàn thống nhất nội dung kế hoạch giáo dục chi tiết và nội dung các chuyên đề trọng tâm trong năm học, học kỳ và hàng tháng; đồng thời chuẩn bị kế hoạch đầu tư các điều kiện cần thiết như cơ sở vật chất, các trang thiết bị để thực hiện công tác giáo dục trẻ.
Kế hoạch giáo dục nhà trường sau khi được xây dựng, hiệu trưởng trình cấp trên phê duyệt và triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường tại hội nghị công nhân viên chức hoặc buổi họp hội đồng sư phạm đầu năm học.
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục chung của trường, các bộ phận chuyên môn trong nhà trường xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể. Kế hoạch các bộ phận do hiệu trưởng phê duyệt. Kế hoạch của giáo viên thì hiệu trưởng chỉ đạo phó hiệu trưởng phê duyệt. Cung cấp các văn bản, tài liệu tham khảo để các bộ phận và giáo viên nghiên cứu xây dựng kế hoạch.
Từng bộ phận làm tốt công tác tham mưu cho lãnh đạo trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, phát huy tính chủ động và sáng tạo của các bộ phận và đội ngũ giáo viên trong quá trình triển khai thực hiện; thường xuyên rà soát, đánh giá các mục tiêu đề ra, làm tốt công tác sơ, tổng kết để rút kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện.
Trong các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong trường mầm non, từng trường phải làm tốt công tác phối hợp với các lực lượng xã hội, nhất là các đoàn thể và cha mẹ trẻ. Đây là lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục trẻ mầm non; tăng cường phối hợp với các lực lượng xã hội, đặc biệt là cha mẹ trẻ cũng nhằm huy động các nguồn lực xã hội để đạt được mục tiêu kế hoạch giáo dục đề ra.
3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục trẻ ở các trường Mầm non Huyện Đầm Dơi trình giáo dục trẻ ở các trường Mầm non Huyện Đầm Dơi
* Quản lý mục tiêu giáo dục cho trẻ trong trƣờng MN huyện Đầm Dơi
a.Mục đích của biện pháp
Giúp hiệu trưởng quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ theo từng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non. Giúp giáo viên nắm được mục tiêu chung của giáo dục mầm non và mục tiêu giáo dục từng độ tuổi. Qua đó giáo viên biết cách xác định mục tiêu của chủ đề và từng lĩnh vực để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với độ tuổi và khả năng phát triển nhận thức của trẻ.
b.Nội dung thực hiện biện pháp
chương trình giáo dục mầm non. Định hướng cho giáo viên biết cách xác định mục tiêu giáo dục căn cứ vào mục tiêu cuối độ tuổi, kết quả mong đợi ở trẻ và các tiêu chí đánh giá, thực tế của trường, khả năng của trẻ trong nhóm lớp, điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện khác.
Tạo điều kiện để giáo viên trao đổi việc thực hiện các chủ đề, cách xác định mục tiêu của chủ đề nhằm góp phần phát triển các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ và các mục tiêu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ theo từng chủ đề. Đưa ra bàn bạc theo tổ, khối, có sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu, tổ chuyên môn, và các giáo viên trong tổ để cùng tháo gỡ các vấn đề khó khăn khi giáo viên đề xuất liên quan đến thực hiện các mục tiêu giáo dục trẻ, giúp giáo viên nắm chắc hơn, tự tin hơn khi lên lớp.
Các tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên nắm được mục tiêu giáo dục theo độ tuổi, đảm bảo các bước tiến hành khi xác định mục tiêu chủ đề và mục tiêu giáo dục của từng lĩnh vực. Tiến hành đánh giá thực hiện chủ đề (căn cứ vào mục tiêu chủ đề).
c.Tổ chức thực hiện biện pháp:
Hiệu trưởng cần định hướng được mục tiêu phát triển giáo dục trong nhà trường theo chỉ đạo của Phòng Giáo dục. Chỉ đạo các bộ phận chuyên môn và giáo viên lập kế hoạch giáo dục trẻ đảm bảo yêu cầu đổi mới về mục tiêu trong chương trình giáo dục mầm non. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên lựa chọn, sắp xếp, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ một cách có kế hoạch, đảm bảo các mục tiêu giáo dục trẻ ở từng độ tuổi.
* Nội dung chƣơng trình dạy học cho trẻ trong trƣờng MN huyện Đầm Dơi
a. Mục đích của biện pháp
Hiệu trưởng quản lý nội dung chương trình giáo dục trẻ theo độ tuổi (nhà trẻ và mẫu giáo), tạo hiệu quả cho việc kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi giáo viên trong quá trình thực hiện. Giáo viên nắm được nội dung chương trình để thiết kế và xây dựng mạng nội dung của từng chủ đề, từng lĩnh vực phù hợp với khả năng, nhận thức của trẻ.
b. Nội dung thực hiện biện pháp
Hướng dẫn giáo viên biết cách sắp xếp nội dung các chủ đề trong năm, tích hợp nội dung giáo dục trẻ trong mỗi chủ đề và lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ. Điều chỉnh nội dung chủ đề lớn và chủ đề nhánh để đảm bảo đúng, nội dung chương trình và thời gian năm học. Yêu cầu nội dung giáo dục đảm bảo giữa động và tĩnh, có yếu tố học và chơi trong mỗi hoạt động.
Tổ chức các chuyên đề đi sâu vào hướng dẫn giáo viên cách chọn tên chủ đề và phần triển mạng nội dung chủ đề dựa trên đặc điểm, nhu cầu và hứng thú của trẻ, qua
đó giúp giáo viên cung cấp đảm bảo kiến thức (khái niệm, thông tin), kĩ năng, thái độ của trẻ. Khuyến khích giáo viên trò chuyện với trẻ trong lớp, gợi ý cho trẻ đưa ra ý tưởng, suy nghĩ và những mong muốn khám phá chủ đề, chú trọng đối tượng trẻ gặp khó khăn trong học tập.
Thường xuyên có sự giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung chương trình và nội dung giáo dục trẻ. Tiến hành đánh giá việc thực hiện chủ đề về các nội dung giáo dục sau khi kết thúc chủ đề.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Hiệu trưởng cần phải quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục về yêu cầu đổi mới nội dung giáo dục mầm non thông qua các buổi họp chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của trường.
Phân công trách nhiệm cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên theo dõi việc thực hiện mục tiêu của cấp học.
Phát huy vai trò của các tổ trưởng chuyên môn, đổi mới nội dung sinh hoạt tổ, tăng cường các hoạt động bồi dưỡng cho giáo viên.
Cung cấp đầy đủ sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục trẻ theo độ tuổi, các tài liệu tham khảo về nội dung chủ đề, cách thiết kế nội dung bài dạy. Khuyến khích giáo viên sưu tầm, lựa chọn các nội dung giáo dục phù hợp bổ sung vào kế hoạch giáo dục của lớp, cần linh hoạt điều chỉnh nội dung giáo dục phù hợp với điều kiện.
Tăng cường kiểm tra tiến độ thực hiện các mục tiêu giáo dục theo từng nhóm lớp.
3.2.3. Biện pháp 3: Chú trọng hoạt động giáo dục trên lớp của giáo viên ở các trường Mầm Non Huyện Đầm Dơi
a. Mục đích của biện pháp
Giúp Hiệu trưởng quản lý việc tổ chức các hoạt động giáo dục của giáo viên theo chương trình giáo dục MN mới.
Tăng cường bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ giáo viên MN trên đia bàn huyện Đầm Dơi về công tác giáo dục trẻ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục MN hiện nay.
b. Nội dung thực hiện biện pháp
Định hướng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên trong trường soạn giảng theo yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút và chia sẻ kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ.
Tăng cường quản lý giờ lên lớp của giáo viên, giờ tổ chức hoạt động học của trẻ qua dự giờ, thăm lớp, thao giảng, báo cáo chuyên đề, đảm bảo dạy đúng, đủ nội dung chương trình và tổ chức các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhóm, lớp.
Cử giáo viên tham dự các lớp bồi dưỡng do Phòng GD-ĐT huyện Đầm Dơi tổ chức. Tổ chức cho giáo viên tiếp cận phương pháp giáo dục mới thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, tham khảo tài liệu, dự các buổi tham quan thực tế ở trường bạn để học tập kinh nghiệm; tổ chức thao giảng, chuyên đề, cho giáo viên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp dạy học phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Đây là việc làm cần thiết mà người hiệu trưởng cần phải chú trọng quan tâm để nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở trường mình.
Tổ chức các tiết dạy mẫu, bài giảng điện tử có sử dụng các phần mềm trò chơi hỗ trợ dạy học nhằm kích thích tư duy cho trẻ. Hướng dẫn giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin qua khai thác nguồn tài nguyên giáo dục trên mạng Internet, thiết kế bài giảng điện tử, xây dựng các phần mềm theo chủ đề.
Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên trong trường thực hiện đúng theo yêu cầu các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn theo quy định của ngành, ghi chép cập nhật đầy đủ và thường xuyên kiểm tra hồ sơ của từng giáo viên.
Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tháng để rút kinh nghiệm, uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong quá trình hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, động viên những giáo viên nòng cốt, giáo viên có thành tích tốt; xây dựng quy chế làm việc hợp lý về thời gian, nội dung sinh hoạt mang tính khoa học.
c. Tổ chức thực hiện biện pháp
Chỉ đạo thực hiện và xây dựng quy chế chuyên môn và nghiêm túc thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường. Giáo viên có kế hoạch thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục trẻ theo chủ đề và phù hợp với đặc điểm của lớp.
Tạo mọi điều kiện về phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi lên lớp, khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan. Cung cấp đầy đủ các tài liệu tham khảo để giáo viên được cập nhật thông tin và mở rộng hiểu biết, trang bị các phương tiện dạy học như băng hình, máy tính, máy chiếu hỗ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên.
Cung cấp, bổ sung các tài liệu để giáo viên tham khảo trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục, thiết kế bài dạy, vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học mới.
Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường về ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng, thiết kế các hoạt động giáo dục; trưng bày tư liệu dạy học, sản phẩm đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên bằng bản đồ tư duy.
Xây dựng và thảo luận các tiêu chí đánh giá các hoạt động giáo dục của giáo viên, hoạt động học của trẻ trong các tổ chuyên môn để thống nhất nội dung về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giáo viên.
động viên khe n thư ởng giáo viên về vật chất, tinh thần một cách kịp thời; nhân rộng các tấm gương điển hình, tiêu biểu trong hoạt động giáo dục trẻ và cần nghiêm khắc phê bình để tránh những lệch lạc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ.
3.2.4. Biện pháp 4:Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong các trường Mầm non huyện Đầm Dơi viên trong các trường Mầm non huyện Đầm Dơi
a. Mục đích của biện pháp
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường xuyên, liên tục để xây dựng đội ngũ giáo viên có chất lượng, thực hiện tốt nhiệm vụ năm học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, giúp giáo viên giải quyết những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non và nâng cao kỹ năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện sự phối hợp tập thể, tinh thần làm việc theo nhóm, tổ của mỗi giáo viên.
b. Nội dung thực hiện biện pháp
Tập trung bồi dưỡng về những nội dung mà giáo viên còn yếu và những vấn đề đa số giáo viên cho là khó như triển khai chương trình theo Thông tư 28, yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, cách thiết kế và hình thức tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động chơi của trẻ.... từ đó tổ thảo luận đưa ra phương pháp, biện pháp giúp giáo viên nắm vững hơn về chuyên môn.
Bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt tổ chuyên môn.
Bồi dưỡng giáo viên thông qua tổ chức các chuyên đề, hội giảng cụm trường, hội giảng cấp huyện...
Dự giờ thăm lớp: Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn có lịch cụ thể thăm lớp,