6. Cấu trúc của luận văn
1.4.6. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong hoạt động giáo dục trẻ ở trường
trường mầm non.
Hiệu trưởng là người trực tiếp điều hành và quản lý các hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp về việc thực hiện các quy định quy chế về giáo dục đào tạo, đảm bảo chất lượng hoạt động giáo dục đào tạo và những hoạt động khác của trường trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn: Xây dựng các kế hoạch chi tiết cụ thể về hoạt động chuyên môn, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và theo dõi các hoạt động chuyên môn. Tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách có nề nếp, khoa học và có hiệu quả.
Phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất hành chính: Thường xuyên kiểm tra và lập kế hoạch trang bị, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Thường xuyên chăm lo công tác vệ sinh, môi trường, quan tâm đúng mực đến việc xây dựng và giữ gìn cảnh quan trường học. Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua đối với cán bộ giáo viên.
Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên, người làm công tác thiết bị giáo viên và cấp dưỡng. Tổ chuyên môn có tổ trưởng và tổ phó. Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, học kì, năm học nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và các hoạt động giáo dục khác.
- Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị giáo dục của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà
trường.
- Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên. Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ ít nhất 2 tuần 1 lần.
Ban giám hiệu nhà trường phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tuyên truyền, vận động cán bộ giáo viên trong đơn vị thực hiện các phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Việc tuyên truyền, giáo dục các nội dung trên phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm củng cố lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức tu dưỡng đạo đức, nhân cách, lối sống và ý thức phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong đội ngũ. Tích cực động viên cán bộ, giáo viên nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng sư phạm. Bên cạnh đó, trong việc đánh giá chuyên môn cần phải có chế độ khen thưởng, đãi ngộ thích đáng nhằm động viên, khích lệ giáo viên thì công tác quản lý chuyên môn sẽ đạt hiệu quả cao.