8. Cấu trúc của luận văn
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
3.4.3. Quy trình khảo nghiệm
Để khẳng định tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến các đối tượng có liên quan, việc trưng cầu ý kiến được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra trưng cầu ý kiến
Đề tài đánh giá các biện pháp quản lý được đề xuất theo 2 nội dung, tiêu chí: - Điều tra về tính cần thiết các biện pháp quản lý theo 3 mức độ: Rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết.
- Điều tra về tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất theo 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi và không khả thi..
Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra
Đối tượng điều tra là: cán bộ Phòng giáo dục - Đào tạo; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên các trường MN huyện Phú Tân có thâm niên công tác, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp lâu năm.
+ Số lượng CBQL được lựa chọn là 30 cán bộ (gồm 03 cán bộ phòng GD&ĐT huyện Phú Tân và 27 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của 10 trường MN trong huyện).
+ Số giáo viên là : 150 Bước 3 : Tiến hành điều tra.
Bước 4 : Thu phiếu điều tra, xử lý phiếu và phân tích kết quả
- Tiêu chí đánh giá: Đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động BDCM cho GVMN theo cách thức cho điểm như sau:
+ Rất cần thiết, rất khả thi: 3 điểm + Cần thiết, khả thi: 2 điểm
+ Không cần thiết, không khả thi: 1 điểm
Sau khi có các số liệu và điểm cụ thể tính toán tần suất và điểm trung bình cộng của từng biện pháp.