Tình hình kinh tế xã hội huyện Phú Tân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Tình hình kinh tế xã hội huyện Phú Tân

Phú Tân là huyện vùng sâu vùng xa vùng ven biển của tỉnh Cà Mau, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách từ huyện Cái Nước cũ. Hướng Bắc giáp với huyện Trần Văn Thời, hướng Nam giáp huyện Năm Căn, hướng Đông giáp với huyện Cái Nước, hướng Tây giáp với Biển Tây và Vịnh Thái Lan. Huyện Phú Tân có diện tích tự nhiên 36.000 ha, gồm 9 xã, 1 thị trấn, dân số 115.000 người. Qua 10 năm tái thành lập huyện tình hình kinh tế xã hội luôn ổn định có bước phát triển khá mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững, cơ sở hạ

tầng ngày càng đầu tư phát triển mạnh. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, huyện đã có tuyến lộ liên huyện từ thị trấn Cái Đôi Vàm ra Quốc lộ 1A.

Dân cư trong huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong cộng đồng đó có các dòng văn hoá đan xen nhau trong quá trình hội nhập và phát triển, đó là văn hoá người Kinh, văn hoá người Khmer, văn hoá người Hoa. Hằng năm ở huyện Phú Tân có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội ngư ông, cúng miếu, cúng chùa; đồng bào Khmer có nhiều lễ hội như lễ hội vào năm mới (Chol - chnam - Thmây), lễ hội Đôn ta để xá tội vong nhân theo đạo lý nhà phật; đồng bào Hoa có lễ cúng thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ thí giàng vào tháng bảy âm lịch…

Thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân, những năm gần đây huyện Phú Tân đang đẩy mạnh phong trào Đờn ca tài tử ở các trụ sở sinh hoạt văn hóa của các xã, thị trấn.

Với những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa - lịch sử nêu trên đã tác động rất lớn đến sự hình thành tình cảm, đạo đức, phong cách sinh hoạt của người dân nói chung, của trẻ mầm non huyện Phú Tân nói riêng. Những đặc điểm trên đây đã tạo nên nét riêng của con người Phú Tân, nếu các lực lượng quản lý xã hội, quản lý nhà trường có biện pháp nắm bắt, khai thác, sử dụng hợp lý sẽ có tác động tích cực đến việc phối hợp và quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nuôi, dạy trẻ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)