Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Tổ chức trong quản lý là thực hiện quá trình xây dựng, lựa chọn, phân công, bố trí, sắp xếp các bộ phận và từng cá nhân một cách khoa học; đề ra nhiệm vụ, quy định sự phối hợp cộng tác một cách chặt chẽ hợp lý; đó là sự chia sẻ quyền lực, tạo chủ động, năng động cho các bộ phận và người thừa hành nhưng phải bảo đảm thống nhất trong việc thực hiện mục tiêu đề ra từ kế hoạch. Thực tế tình hình quản lý hiện nay cho thấy rằng không phải mọi CBQL đang giữ cương vị lãnh đạo đều là người tài giỏi, hơn nữa, người ta cũng thấy rằng ngay cả những người có trình độ văn hóa hoặc chuyên môn cao cũng chưa chắc quản lý tốt một tập thể. Có thể do nhiều nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân quan trọng là do họ thiếu năng lực tổ chức, như VI.Lênin nói “Muốn quản lý được tốt thì ngoài cái tài biết thuyết phục, còn phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn. Đó là một nhiệm vụ khó khăn nhất”. Để công tác tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non đạt hiệu quả cần:

-Tổ chức cho các tổ chuyên môn thực hiện thao giảng, dự giờ, hội thảo chuyên đề, hội thi giáo viên giỏi về năng lực sư phạm, viết sáng kiến kinh nghiệm… Hướng dẫn, tạo điều kiện cho đội ngũ GV học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đây vừa là yêu cầu nhiệm vụ vừa là nhu cầu học hỏi thực tiễn để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên.

-Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm do các chuyên viên cấp phòng, cấp sở giảng dạy theo thỉnh giảng của nhà trường dựa vào nhu cầu học tập thực tiễn của giáo viên. Dựa theo khảo sát nhu cầu và thông qua tổng kết, đánh giá về giáo viên, người quản lý sẽ biết được các năng lực sư phạm nào cần bồi dưỡng cho giáo viên trường mình, từ đó sẽ có kế hoạch cụ thể, thỉnh giảng các chuyên gia có kinh nghiệm về trường giảng dạy.

-Tổ chức cho giáo viên tự học để tự bồi dưỡng năng lực sư phạm. Nhu cầu tự bồi dưỡng của giáo viên rất cao và họ cũng có khả năng tự nghiên cứu nhằm thỏa mãn nguyện vọng được mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực sư phạm phục vụ giảng dạy. Các trường mầm non thường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị, kỹ thuật để giáo viên tự học. Tuy vậy, việc chuẩn bị đầy đủ đến mức độ nào là phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi trường.

-Tổ chức cho giáo viên tham gia bồi dưỡng năng lực sư phạm theo kế hoạch của Sở Giáo dục, địa phương. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ năng lực sư phạm do Sở Giáo dục tổ chức vào dịp hè như các lớp tập huấn đổi mới chương trình GDMN, phương pháp giảng dạy, phân ban, các lớp học chuyên đề, các lớp bồi dưỡng thường xuyên.

-Tạo điều kiện cho giáo viên học tập đủ chuẩn, vượt chuẩn đào tạo. Hoàn thiện đội ngũ giáo viên, trong đó có việc nâng chuẩn cho giáo viên để đạt và vượt chuẩn yêu cầu.

-Tổ chức thực hiện đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên. Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên phải đi đôi với việc tăng cường chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật giảng dạy ở nhà trường đủ chuẩn và đồng bộ.

Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần tập trung vào các nội dung:

Xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường, tập hợp lực lượng giáo viên cốt cán trong công tác bồi dưỡng. Thông qua hoạt động

chuyên môn của nhà trường để chọn ra những giáo viên có chuyên môn vững, làm lực lượng cốt cán trong công tác bồi dưỡng.

Thường xuyên tổ chức và tham gia báo cáo các chuyên đề của huyện, cụm trường tổ chức.

Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện hoạt động bồi dưỡng của giáo viên trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)