Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo

non.

Căn cứ vào kế hoạch hoạch động của năm học hoặc nhu cầu, đặc điểm riêng của mỗi nhà trường mà có thể tổ chức, sắp sếp thời gian bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo một trong những thời điểm sau đây:

- Ngay sau khi kết năm học. - Trước khi vào năm học mới. - Trong hè.

- Tổ chức thường xuyên trong năm.

- Tổ chức định kì tập trung theo chuyên đề. - Do GV tự sắp xếp.

Trường học cần trang bị tốt các điều kiện về CSVC và phương tiện thông tin để tổ chức hoạt động giáo dục, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời đảm bảo đầy đủ, hiện đại và phù hợp sẽ giúp cho giáo viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó, có tủ sách nghiệp vụ, sách hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới hiện nay.

Nhà trường đảm bảo có hội trường, thư viện và các phòng chức năng, phòng học có trang bị máy vi tính cho giáo viên thiết kế giáo án hàng ngày, có cài đặt phần mềm quản lý bồi dưỡng giáo viên, các phương tiện thông tin đại chúng, băng đĩa,...nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng đảm bảo chất lượng hơn.

Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách đối với GVMN để giáo viên an tâm bồi dưỡng

1.3.6. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mầm non. viên mầm non.

Trong bất kỳ hoạt động QL nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch BD GV theo Chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch BD có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Nội dung BD có phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của GV không? Cách thức tổ chức tiến hành BD như thế nào để có

hiệu quả? Chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động BD có thỏa đáng không? Có tiến hành đánh giá GVMN theo Chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì? Để đánh giá được kết quả BD thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức BD. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp QLGD theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thông tin phản hồi. Chỉ có kiểm tra mới mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy. Việc xử lý đứng đắn các thông tin giứp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chu trình quản lý mới.

- Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực, những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiễn, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: phát huy thành tích; uốn nắn sửa chữa những lệch lạc; xử lý những vi phạm.

Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV, cần kiểm tra sốlượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng.Kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này.Sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng GV. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng GV không thể thiếu các hoạt động sau đây:

-Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra. Đối tượng được thanh tra là các GV chuẩn bị được nâng bậc lương, các GV trong giai đoạn tập sự....

- Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và qua các hội thi. Kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng. Thông qua những kết quả này, các cấp QLGD sẽ biết được GV nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của GV thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm. Nhà QLGD có thể cơ bản nắm được hoạt động

tự bồi dưỡng của GV thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.

Do đó, việc kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần thực hiện được các nội dung:

- Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

- Qui định tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; - Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

- Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên;

- Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn.

1.4. Quả h ạt độ g bồi ƣỡng chuyên môn gi vi mầm

1.4.1. Lập kế họach hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bao gồm kế hoạch dài hạn mang tính chiến lược và kế hoạch ngắn hạn, đảm bảo tính cần thiết của các nội dung cần bồi dưỡng, kế hoạch phải mang tính thống nhất, toàn diện, tăng cường tính thực tiển trong nội dung và phương pháp bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phải được sở GD&ĐT trong nhiều năm.

Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng dài hạn dựa trên cơ sở nhu cầu phát triển của giáo dục về số lượng, đối tượng, nội dung, chương trình bồi dưỡng toàn diện và cần có sự phân loại giáo viên để xác định nhu cầu bồi dưỡng cho từng loại hình cụ thể.

Lập kế hoạch bồi dưỡng ngắn hạn hàng năm qua việc kiểm tra, đánh giá xếp loại GV, kết hợp với yêu cầu thực tế về đội ngũ, nhu cầu của GV mà sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV một cách khoa học, hợp lý, có tính khả thi, đáp ứng đổi mới GDMN và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức cho đội ngũ GVMN.

Xây dựng mục tiêu bồi dưỡng theo hướng cụ thể hóa, định lượng hóa và tiêu chuẩn hóa.

Mục tiêu bồi dưỡng được xem là kết quả lĩnh hội kiến thức của GV, những kiến thức kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên được hoạch định

cụ thể trong mục tiêu bồi dưỡng, mục tiêu là tiền đề cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng. Do đó mục tiêu phải mang tính cụ thể hóa, định lượng hóa, tiêu chuẩn hóa và tính dự báo kết quả cao. Mục tiêu càng cụ thể, càng thiết thực, càng phù hợp thì càng có nhiều khả năng biến thành hiện thực và việc xây dựng chương trình bồi dưỡng càng có cơ sở thực hiện.

Đối với mục tiêu bồi dưỡng, mục tiêu cụ thể phải được xây dựng trên mục tiêu tổng quát của toàn ngành, mục tiêu của cơ sở phải bám sát mục tiêu của cấp trên. Ngoài ra tùy điều kiện thực tế của từng huyện mà xây dựng mục tiêu cụ thê thiết thực nhằm hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, nội dung xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non gồm có:

+ Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV căn cứ vào kế hoạch của Bộ, Sở, PGD&ĐT

+ Tìm hiểu về nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

+ Xác định được mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV .

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho GV trong kế hoạch hoạt động năm học của trường.

+ Xác định nội dung , hình thức, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho cả năm học.

+ Hướng dẫn tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)