8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mầm
non.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên theo chương trình bồi dưỡng của Sở Giáo dục và Đào tạo
Công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN theo chương trình của Sở GD&ĐT là thực hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT về các chủ trương quy định nâng cao chất lượng nhà giáo của Đảng và Nhà nước, về công tác bồi dưỡng giáo viên của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các trường sư phạm căn cứ vào nội dung chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ, xây dựng kế hoạch bồi dường giáo viên hằng năm cho phù hợp với các loại đối tượng, đảm bảo mọi nhà giáo, CBQL giáo dục đều được bồi dưỡng.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo chương trình bồi dưỡng của Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quản lý bồi dưỡng GVMN theo chương trình của Phòng GD&ĐT là thực hiện các kế hoạch chỉ đạo và hướng dẫn của Phòng GD&ĐT về công tác bồi dưỡng cho GV như các chương trình bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT phối hợp với các cơ quan chính trị Đảng, Nhà nước, các cơ quan có chức năng bồi dưỡng GV tại địa phương (bồi dưỡng hè, bồi duỡng chính trị thời sự trong nước v địa phương bồi dưỡng kiến thức pháp luật Nh nước...,).
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non theo chương trình bồi dưỡng của trường và của tổ bộ môn
Việc quản lý bồi dưỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho giáo viên tại trường và của tổ chuyên môn, hiệu trưởng phải dựa vào chủ trương kế hoạch bồi dưỡng của cấp trên (thường trực tiếp là Phòng GD&ĐT), dựa vào yêu cầu phát triển và thực tế của trường để xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên, đề ra các chỉ tiêu, tiêu chuẩn bồi dưỡng để triển khai đến từng tổ bộ môn và giáo viên, tổ bộ môn có kế hoạch triển khai đến từng giáo viên, tổ chức nhiều loại hình hoạt động cho giáo viên tham gia bồi dưỡng tại trường như: Hội giảng, thao giảng, dự giờ, thăm lớp, tổ chức thi giáo viên giỏi, thi giáo án điện tử tại trường...
Tự bồi dưỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ của giáo viên
Tự bồi dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất và quyết định đến việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, điều đó thể hiện được ý thức nghề nghiệp và tinh thần tự giác của giáo viên đối với nghề nghiệp nhằm tìm tòi những sáng kiến hay, rút kinh nghiệm công tác, tìm hiểu thêm những gì chưa biết, chưa được đào tạo để cập nhật cũng như khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học, tích cực nghiên cứu các tài liệu tham khảo, nhất là những vấn đề lý luận dạy học, nâng cao nhận thức về vấn đề tự bồi dưỡng, nhất là bồi dưỡng về kỹ năng sư phạm và chuẩn nghề nghiệp.