Những yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

* Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Việc quán triệt mục đích bồi dưỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ là hết sức quan trọng, nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ; cần xem hoạt động bồi dưỡng là hoạt động thường niên phải có hàng năm mà người giáo viên mầm non phải thực hiện, có cách nhìn nhận đúng đắn về hoạt động bồi dưỡng năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng thì chất lượng công tác bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non, đòi hỏi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý của các trường mầm non hết sức quan trọng. Hiệu trưởng cần xây dựng được phong trào học tập trong đơn vị và tạo mọi điều kiện để giáo viên không ngừng học tập nâng cao phẩm chất, kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

*Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non

- Chất lượng giáo viên trường mầm non

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng CS-GD trẻ. Vì thế, họ phải được thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành học nói riêng và của đất nước nói chung.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ CS-GD trẻ mầm non đạt hiệu quả, thì chất lượng đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quan trọng. Do đó, đòi hỏi bồi dưỡng đội ngũ GVMN phải là những người có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, luôn trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bên cạnh, GVMN cần nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về GDMN, chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động,…

Ngoài ra, GVMN phải hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi mầm non; có kiến thức về giáo dục trẻ hòa nhập, trẻ tàn tật, khuyết tật; hiểu biết về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN; có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ; có kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non về phòng tránh tai nạn, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phòng tránh dịch bệnh trẻ; có kiến thức về phát triển thể chất, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc và văn hóa; kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: Phát triển thể chất cho trẻ; phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ; về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ; phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ; có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội liên quan đến GDMN....

GVMN cần có chuyên môn vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động CS-GD trẻ; có kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Đối với CBQL

Am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học GDMN, nắm vững những vấn đề qui định của CNN, về đổi mới GDMN để chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)