8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên
mầm non
Phương pháp bồi dưỡng giáo viên là khâu đột phá có tính chất quyết định đến chất lượng hiệu quả bồi dưỡng , cần đổi mới cách thức quản lý, chỉ đạo học tập bồi dưỡng theo hướng tích cực tương tác, thiết thực, hiêu quả, coi trọng tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc trên cơ sở mỗi người đều có tài liệu học tập , kết hợp bồi dưỡng về nội dung và phương pháp dạy học sử dụng thiết bị dạy học.
Phương pháp bồi dưỡng cần phù hợp với nội dung, đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, hấp dẫn, thiết thực hiệu quả.Ngoài việc tổ chức nghe giảng, cần triển khai các hình thức, thảo luận, đối thoại, thực hành thao giảng, tham quan thực tế, thực hành soạn bài, sử dụng các thiết bị dạy học, thiết kế kiểm tra đánh giá theo hướng đổi mới.
Đổi mới phương thức học tập của các GV trong các chương trình bồi dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của GV với phương châm lấy tự học, tự bồi dưỡng là chính, lôi cuốn, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập ới sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn, luôn phát hiện, tìm tòi, không cứng nhắc, gò bó, rập khuôn theo những gì đã có trong tài liệu.
Tăng cường tổ chức theo nhóm môn học trong từng tập thể sư hạm, nếu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp….Tạo điều kiện cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học- giáo dục.
Do vậy, phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN cần chú trọng đến:
- Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành. - Nêu vấn đề kết hợp thảo luận theo nhóm.
- Nêu vấn đề, giáo viên nghiên cứu tài liệu, trình bày báo cáo.
- Kết hợp thuyết trình với hoạt động trải nghiệm thực tế cho giáo viên MN. - Phối hợp phương pháp khác.