Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 63)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Tổ chức giữ một vai trò to lớn trong quản lý, thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tố chức tốt sẽ khơi nguồn cho những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu động lực và giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trò, vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất và đồng bộ- yếu tố đảm bảo thành công trong quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. Đối với tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên MN qua việc khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 2.13: Mức độ thực trạng tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non TT Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn Mứ độ thực hiện ĐTB Thứ bậc T t Trung bình Chƣ t t

1 Xây dựng ban tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường

81,9 18,1 0,00 2,81 1 2 Mời chuyên gia, giáo viên cốt 27,3 72,7 0,00 2,27 3

TT Tổ chức hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn Mứ độ thực hiện ĐTB Thứ bậc T t Trung bình Chƣ t t

cán của trường tham gia bồi dưỡng các chuyên đề

3 Xây dựng và thống nhất các tiêu chí đánh giá thực hiện hoạt động bồi dưỡng của giáo viên

51,9 48,1 0,00 2,51 2

Trung bình chung 53,7 46,3 2,53

Kết quả ở bảng 2.13 cho thấy, hầu hết các nội dung liên quan đến tổ chức hoạt động BDCM cho GVMN của CBQL tại các trường MN công lập của huyện Phú Tân đều thực hiện ở mức độ cao. Trong đó, nội dung được thực hiện tốt nhất là “Xây dựng ban tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường” với ĐTB = 2,81 (81,9% ý kiến cho rằng thực hiện tốt). Tất cả trường MN nào của huyện cũng đều phải xây dựng ban chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GV của trường do Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là phó ban; TTCM, tổ trưởng các khối là thành viên.

“Mời chuyên gia, giáo viên cốt cán của trường tham gia bồi dưỡng các chuyên đề” l nội dung thực hiện thấp nhất với ĐTB = 2,27. Sở dĩ nội dung này thấp nhất là liên quan đến kế hoạch BDCM của Phòng, Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Nội chiếm rất nhiều thời gian, kinh phí của các trường cũng có hạn dẫnđến việc mời chuyên gia tập huấn chuyên đề cho GV không dễ dàng, còn cử GV tại trường tập huấn thì sẽ không dễ dàng và không mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)