Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

mầm non

Trong bất kỳ hoạt động quản lý nào cũng không thể thiếu được khâu kiểm tra, đánh giá kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nên tiến hành ở tất cả các khâu như: Lập kế hoạch bồi dưỡng có tính khả thi, phù hợp với thực trạng và đáp ứng nhu cầu của giáo viên không? cách thức tổ chức tiến hành bồi dưỡng như thế nào để có hiệu quả, chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động bồi dưỡng có thỏa đáng không? có tiến hành đánh giá giáo viên mầm non theo chuẩn hàng năm không? Sử dụng kết quả đó để làm gì?

Để đánh giá được kết quả bồi dưỡng thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sữa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.

Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:

- Thu thập thông tin phản hồi, chỉ có kiểm tra mới có được những thông tin phản hồi đáng tin cậy, việc xử lý đúng đắn các thông tin giúp cho người quản lý tác động kịp thời vào các tổ chức, điều chỉnh mục tiêu và ra quyết định cho chương trình quản lý mới.

- Phát hiện được thực hiện tiếp nối quá trình đánh giá, bao gồm phát hiện những yếu tố tích cực , những kinh nghiệm tốt và những lệch lạc trong hoạt động thực tiển, đo chính xác mức độ sai lệch và xác định nguyên nhân sai lệch.

- Điều chỉnh: phát huy thành tích, uốn nắn sửa chữa những lệch lạc, xử lý những vi phạm.

- Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia bồi dưỡng, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả của hoạt động này, sau đó tiến hành đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trang nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng giáo viên, kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên không thể thiếu các hoạt động sau đây:

- Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong năm học nhằm thanh tra toàn diện nhà giáo, trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh tra, đối tượng được thanh tra là các giáo viên chuấn bị được nâng bậc lương , các giáo viên trong giai đoạn tập sự…..

- Kiểm tra đánh giá kết quả sau khi bồi dưỡng thông qua dự giờ các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ và qua các hội thi, kết quả này là một trong những kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bồi dưỡng, thông qua những kết quả này, các cấp quản lý giáo dục sẽ biết được giáo viên nào đã ứng dụng tốt những kiến thức được bồi dưỡng vào giảng dạy, từ đó có những diều chỉnh, uốn nắn kịp thời nhằm cho các hoạt động bồi dưỡng ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.

- Kiểm tra hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm, nhà quản lý giáo dục có thể cơ bản nắm được hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua kết quả các tiết dự giờ, thao giảng, các sáng kiến kinh nghiệm.

Do đó, việc kiểm ta đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên cần thực hiện được các nội dung:

1.Qui định hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

2.Qui định tieu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; 3.Phối hợp các lực lượng có liên quan trong đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

4.Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên;

5. Xử lý các giáo viên không đạt yêu cầu sau bồi dưỡng chuyên môn.

1.5. Nhữ g ếu t ả h hƣỡ g đế quả h ạt độ g bồi ƣỡ g hu mô h gi vi mầm .

1.5.1. Những yếu tố chủ quan

* Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Việc quán triệt mục đích bồi dưỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ là hết sức quan trọng, nhằm nâng cao ý thức của đội ngũ; cần xem hoạt động bồi dưỡng là hoạt động thường niên phải có hàng năm mà người giáo viên mầm non phải thực hiện, có cách nhìn nhận đúng đắn về hoạt động bồi dưỡng năng lực chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo viên phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng thì chất lượng công tác bồi dưỡng mới đạt hiệu quả cao.

Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng giáo viên mầm non, đòi hỏi nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý của các trường mầm non hết sức quan trọng. Hiệu trưởng cần xây dựng được phong trào học tập trong đơn vị và tạo mọi điều kiện để giáo viên không ngừng học tập nâng cao phẩm chất, kiến thức và kỹ năng để đáp ứng tốt cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.

*Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trường mầm non

- Chất lượng giáo viên trường mầm non

Giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng CS-GD trẻ. Vì thế, họ phải được thường xuyên học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng những yêu cầu đổi mới của ngành học nói riêng và của đất nước nói chung.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ CS-GD trẻ mầm non đạt hiệu quả, thì chất lượng đội ngũ nhà giáo giữ vai trò quan trọng. Do đó, đòi hỏi bồi dưỡng đội ngũ GVMN phải là những người có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo, có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp, luôn trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ. Bên cạnh, GVMN cần nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, các quy định và yêu cầu của Đảng, Nhà nước, ngành và địa phương về GDMN, chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động,…

Ngoài ra, GVMN phải hiểu biết cơ bản về đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi mầm non; có kiến thức về giáo dục trẻ hòa nhập, trẻ tàn tật, khuyết tật; hiểu biết về mục tiêu, nội dung chương trình GDMN; có kiến thức về đánh giá sự phát triển của trẻ; có kiến thức chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non về phòng tránh tai nạn, vệ sinh cá nhân, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, phòng tránh dịch bệnh trẻ; có kiến thức về phát triển thể chất, hoạt động vui chơi, tạo hình, âm nhạc và văn hóa; kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non: Phát triển thể chất cho trẻ; phát triển tình cảm - xã hội và thẩm mỹ cho trẻ; về tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ; phát triển nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ; có kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội liên quan đến GDMN....

GVMN cần có chuyên môn vững vàng, có nghiệp vụ sư phạm tốt, có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động CS-GD trẻ; có kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; có kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng.

- Đối với CBQL

Am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học GDMN, nắm vững những vấn đề qui định của CNN, về đổi mới GDMN để chỉ đạo, tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

1.5.2. Những yếu tố khách quan *Môi trường kinh tế - Xã hội *Môi trường kinh tế - Xã hội

Các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện; mối quan hệ, phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể có liên quan trong thành phố; mục tiêu phát triển giáo dục gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương...., sẽ có tác động đến quản lý bồi dưỡng chuyên môn GVMN.

*Chương trình giáo dục mầm non

Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác CS-GD trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, tăng cường CSVC và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình GDMN có chất lượng. Nội dung giáo dục trong chương trình được tổ chức theo hướng tích hợp và theo các chủ đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo, thiết thực cho trẻ. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, phải cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, yêu quý anh chị em, bạn bè, biết thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp và ham hiểu biết, thích đi học.

Do yêu cầu cần phải đổi mới trong CS-GD trẻ hiện nay, chương trình GDMN đã thay đổi, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó, đòi hỏi các trường mầm non cần phải tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc và phát triển toàn diện cho trẻ.

*Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng

Trường học cần trang bị tốt các điều kiện về CSVC và phương tiện thông tin để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ như lắp đặt trang thiết bị kết nối mạng, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời đảm bảo đầy đủ, hiện đại và phù hợp sẽ giúp cho giáo viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó, có tủ sách nghiệp vụ, sách hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới hiện nay.

Nhà trường đảm bảo có hội trường, thư viện và các phòng chức năng, phòng học có trang bị máy vi tính cho giáo viên thiết kế giáo án hàng ngày, có cài đặt phần mềm quản lý bồi dưỡng giáo viên, các phương tiện thông tin đại chúng, băng đĩa,...nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng đảm bảo chất lượng hơn.

Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách đối với GVMN như có chế độ cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, sắp xếp bố trí giáo viên dạy thay, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên an tâm học tập tốt các phương thức bồi dưỡng hiện nay.

Tiểu kết hƣơ g 1

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mầm non là chủ thể quản lý (Hiệu trưởng trường mầm non) sử dụng các công cụ quản lý tác động lên đối tượng quản lý (đội ngũ giáo viên mầm non) một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục mầm non nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung.

Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non gồm có:

- Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; - Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non;

- Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; - Điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.

Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non với các nội dung:

- Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; - Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; - Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;

- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.

Những lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là nền tảng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GVMN huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau ở chương 2 và chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN

PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU

2.1 Mô tả qu trì h hả s t

2.1.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát

Nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn hoạt động này.

Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2.1.2. Phương pháp, khảo sát thực trạng

Sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ như ; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học để thu thập thêm thông tin.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 33 CBQL giáo dục và 150 giáo viên tại 10 trường mầm non công lập để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Tổng số khách thể điều tra cho nội dung này là 183 người. Tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu 183 CBQL giáo dục và giáo viên để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Tổng số khách thể khảo sát tại nội dung này là 183 người. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính như: tìm hiểu nhận thức của cán bộ giáo viên về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; thực trạng hoạt động hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

- Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá chính xác kết quả điều tra khảo sát đã thu được.

2.1.3. Quy trình tổ chức khảo sát

- Mục đích khảo sát

Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, nhằm xây dựng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý.

-Nội dung khảo sát

Khảo sát thực trạng HĐ BDCM và quản lý HĐ BDCM cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau sử dụng Phiếu hỏi số 1 (Xem Phụ lục 1).

Khảo sát thực trạng quản lý HĐ BDCM cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau sử dụng Phiếu hỏi số 2 (Xem Phụ lục 2).

Sau khi thu thập các phiếu phỏng vấn sâu, tác giả tiến hành xử lý các dữ liệu thu được bằng cách mã hóa các phiếu phỏng vấn, đọc và chọn lọc các ý kiến trả lời tương đồng nhau của các đối tượng được phỏng vấn. Các ý kiến đó sẽ được mã hóa lại và đưa vào luận văn.

2.1.4. Mẫu khảo sát

Để chọn nghiên cứu cho đề tài tác giả chọn 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

M u điều tra bằng bảng hỏi: gồm 183 người được chọn theo lối phân tầng, bao gồm 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.

Bảng 2.1: Mô tả mẫu điều tra bằng bảng hỏi

STT Đơ vị Cán bộ quản lý Giáo viên

1 Trường MN Hoa Hổng 4 15

2 Trường MNHoa Mai 3 14

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)