8. Cấu trúc của luận văn
1.5.2. Những yếu tố khách quan
*Môi trường kinh tế - Xã hội
Các văn bản chỉ đạo của ngành GD&ĐT: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT; chỉ đạo của Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân huyện; mối quan hệ, phối hợp giữa các ban ngành đoàn thể có liên quan trong thành phố; mục tiêu phát triển giáo dục gắn với tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương...., sẽ có tác động đến quản lý bồi dưỡng chuyên môn GVMN.
*Chương trình giáo dục mầm non
Chương trình GDMN là căn cứ để triển khai và chỉ đạo công tác CS-GD trẻ trong các cơ sở GDMN trong cả nước, đồng thời là căn cứ để đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN, tăng cường CSVC và đảm bảo các điều kiện thực hiện chương trình GDMN có chất lượng. Nội dung giáo dục trong chương trình được tổ chức theo hướng tích hợp và theo các chủ đề gần gũi, thông qua các hoạt động đa dạng và phong phú, đảm bảo tính linh hoạt mềm dẻo, thiết thực cho trẻ. Nội dung giáo dục phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức và nguyên tắc đồng tâm phát triển từ dễ đến khó, phải cung cấp kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi, giúp trẻ em biết kính trọng, yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, yêu quý anh chị em, bạn bè, biết thật thà, mạnh dạn, tự tin và hồn nhiên, yêu thích cái đẹp và ham hiểu biết, thích đi học.
Do yêu cầu cần phải đổi mới trong CS-GD trẻ hiện nay, chương trình GDMN đã thay đổi, nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Do đó, đòi hỏi các trường mầm non cần phải tăng cường công tác quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng chăm sóc và phát triển toàn diện cho trẻ.
*Cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng
Trường học cần trang bị tốt các điều kiện về CSVC và phương tiện thông tin để tổ chức hoạt động giáo dục trẻ như lắp đặt trang thiết bị kết nối mạng, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời đảm bảo đầy đủ, hiện đại và phù hợp sẽ giúp cho giáo viên và trẻ thao tác được dễ dàng, đảm bảo an toàn, vệ sinh. Bên cạnh đó, có tủ sách nghiệp vụ, sách hướng dẫn thực hiện chương trình đổi mới hiện nay.
Nhà trường đảm bảo có hội trường, thư viện và các phòng chức năng, phòng học có trang bị máy vi tính cho giáo viên thiết kế giáo án hàng ngày, có cài đặt phần mềm quản lý bồi dưỡng giáo viên, các phương tiện thông tin đại chúng, băng đĩa,...nhằm phục vụ công tác bồi dưỡng đảm bảo chất lượng hơn.
Nhà trường thường xuyên quan tâm đến chế độ chính sách đối với GVMN như có chế độ cho giáo viên đi học nâng cao trình độ, sắp xếp bố trí giáo viên dạy thay, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên an tâm học tập tốt các phương thức bồi dưỡng hiện nay.
Tiểu kết hƣơ g 1
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên mầm non là chủ thể quản lý (Hiệu trưởng trường mầm non) sử dụng các công cụ quản lý tác động lên đối tượng quản lý (đội ngũ giáo viên mầm non) một cách có tổ chức, có hướng đích nhằm thực hiện từng khâu của chức năng quản lý trong quá trình làm tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên mầm non để đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục mầm non nói riêng và hệ thống giáo dục quốc dân nói chung.
Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non gồm có:
- Nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; - Hình thức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non;
- Phương pháp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non; - Điều kiện bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non với các nội dung:
- Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; - Tổ chức hoạt động bồi dưỡng chuyên môn; - Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn;
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn.
Những lý luận cơ bản trên đây là cơ sở, là nền tảng để chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thực trạng vấn đề và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn GVMN huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau ở chương 2 và chương 3.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN
PHÚ TÂN, TỈNH CÀ MAU
2.1 Mô tả qu trì h hả s t
2.1.1. Mục tiêu, nội dung khảo sát
Nhằm khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau để xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý tốt hơn hoạt động này.
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau: Thực trạng quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
2.1.2. Phương pháp, khảo sát thực trạng
Sử dụng chủ yếu phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. Ngoài ra, trong quá trình khảo sát chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp hỗ trợ như ; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp thống kê toán học để thu thập thêm thông tin.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Để đạt được mục đích khảo sát, tác giả đề tài xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho 33 CBQL giáo dục và 150 giáo viên tại 10 trường mầm non công lập để khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Tổng số khách thể điều tra cho nội dung này là 183 người. Tôi cũng đã tiến hành nghiên cứu 183 CBQL giáo dục và giáo viên để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Tổng số khách thể khảo sát tại nội dung này là 183 người. Nội dung khảo sát tập trung vào các vấn đề chính như: tìm hiểu nhận thức của cán bộ giáo viên về ý nghĩa của hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; thực trạng hoạt động hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên; thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu nhằm đánh giá chính xác kết quả điều tra khảo sát đã thu được.
2.1.3. Quy trình tổ chức khảo sát
- Mục đích khảo sát
Khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, nhằm xây dựng cho việc đề xuất các biện pháp quản lý.
-Nội dung khảo sát
Khảo sát thực trạng HĐ BDCM và quản lý HĐ BDCM cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau sử dụng Phiếu hỏi số 1 (Xem Phụ lục 1).
Khảo sát thực trạng quản lý HĐ BDCM cho giáo viên ở các trường mầm non huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau sử dụng Phiếu hỏi số 2 (Xem Phụ lục 2).
Sau khi thu thập các phiếu phỏng vấn sâu, tác giả tiến hành xử lý các dữ liệu thu được bằng cách mã hóa các phiếu phỏng vấn, đọc và chọn lọc các ý kiến trả lời tương đồng nhau của các đối tượng được phỏng vấn. Các ý kiến đó sẽ được mã hóa lại và đưa vào luận văn.
2.1.4. Mẫu khảo sát
Để chọn nghiên cứu cho đề tài tác giả chọn 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.
M u điều tra bằng bảng hỏi: gồm 183 người được chọn theo lối phân tầng, bao gồm 10 trường mầm non trên địa bàn huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau.
Bảng 2.1: Mô tả mẫu điều tra bằng bảng hỏi
STT Đơ vị Cán bộ quản lý Giáo viên
1 Trường MN Hoa Hổng 4 15
2 Trường MNHoa Mai 3 14
3 Trường MN Hoa Tường Vy 4 16
4 Trường MN Bông Sen 3 18
5 Trường MN Hướng Dương 3 15
6 Trường MN Phú Tân 4 16
7 Trường MN Cái Đôi Vàm 3 18
8 Trường MN Sơn Ca 3 14
9 Trường MN Họa Mi 3 12
10 Trường MN Hương Giang 3 12
*M u quan sát: gồm 10 trường nói trên.
*M u nghiên cứu hồ sơ gồm 10 trường nói trên.
2.1.5. Cách xử lý số liệu khảo sát
Các kết quả nghiên cứu thu được từ 2 phương pháp nghiên cứu nêu trên được chúng tôi xử lý như sau:
- Xử lý các số liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, bằng phương pháp thống kê Toán học. Trong đó, các phép toán thống kê được sử dụng gồm: Tỷ lệ phần trăm; điểm trung bình.
- Với câu hỏi ở 3 mức độ Tốt, Trung bình, Chưa tốt, mỗi ý kiến đánh giá Tốt được 3 điểm, Trung bình được 2 điểm, chưa tốt được 1 điểm (điểm trung bình= ĐTB).
- Xếp loại tốt: Điểm trung bình từ 2,0 đến cận 3 - Xếp trung bình: Điểm trung bình từ 1,0 đến cận 2,0 - Xếp chưa tốt: Điểm trung bình từ 0,5 đến cận 1,0
Mứ độ cần thiết
Không cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Điểm TB: 0.10 – 1,0 Điểm TB: 1,1 – 2,0 Điểm TB: 2,1 – 3
Mứ độ thực hiện Mứ độ phù hợp Tôt Trung bình Chưa tôt Phù hợp Tương đôi phù hợp Chưa phù hợp
Điểm TB: Điểm TB: Điểm TB: Điểm TB: Điểm TB: Điểm TB: 0.10 – 1,0 1,1 – 2,0 2,1 – 3 0.10 – 1,0 1,1 – 2,0 2,1 – 3
2.2. Kh i qu t tì h hì h i h tế- x hội và gi ụ mầm hu ệ Phú Tâ , tỉ h Cà Mau
2.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội huyện Phú Tân
Phú Tân là huyện vùng sâu vùng xa vùng ven biển của tỉnh Cà Mau, được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở tách từ huyện Cái Nước cũ. Hướng Bắc giáp với huyện Trần Văn Thời, hướng Nam giáp huyện Năm Căn, hướng Đông giáp với huyện Cái Nước, hướng Tây giáp với Biển Tây và Vịnh Thái Lan. Huyện Phú Tân có diện tích tự nhiên 36.000 ha, gồm 9 xã, 1 thị trấn, dân số 115.000 người. Qua 10 năm tái thành lập huyện tình hình kinh tế xã hội luôn ổn định có bước phát triển khá mạnh, an ninh quốc phòng được giữ vững, cơ sở hạ
tầng ngày càng đầu tư phát triển mạnh. Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, huyện đã có tuyến lộ liên huyện từ thị trấn Cái Đôi Vàm ra Quốc lộ 1A.
Dân cư trong huyện có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong cộng đồng đó có các dòng văn hoá đan xen nhau trong quá trình hội nhập và phát triển, đó là văn hoá người Kinh, văn hoá người Khmer, văn hoá người Hoa. Hằng năm ở huyện Phú Tân có rất nhiều lễ hội. Người Kinh có lễ hội ngư ông, cúng miếu, cúng chùa; đồng bào Khmer có nhiều lễ hội như lễ hội vào năm mới (Chol - chnam - Thmây), lễ hội Đôn ta để xá tội vong nhân theo đạo lý nhà phật; đồng bào Hoa có lễ cúng thanh minh vào tháng ba âm lịch, lễ thí giàng vào tháng bảy âm lịch…
Thiết chế văn hóa - thể thao được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa và tập luyện thể dục thể thao của nhân dân, những năm gần đây huyện Phú Tân đang đẩy mạnh phong trào Đờn ca tài tử ở các trụ sở sinh hoạt văn hóa của các xã, thị trấn.
Với những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa - lịch sử nêu trên đã tác động rất lớn đến sự hình thành tình cảm, đạo đức, phong cách sinh hoạt của người dân nói chung, của trẻ mầm non huyện Phú Tân nói riêng. Những đặc điểm trên đây đã tạo nên nét riêng của con người Phú Tân, nếu các lực lượng quản lý xã hội, quản lý nhà trường có biện pháp nắm bắt, khai thác, sử dụng hợp lý sẽ có tác động tích cực đến việc phối hợp và quản lý phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nuôi, dạy trẻ.
2.2.2. Giáo dục mầm non tại huyện Phú Tân
Trong những năm gần đây sự nghiệp GD&ĐTcủa huyện Phú Tân nói chung và GDMN nói riêng, được các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư thích đáng. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư, mạng lưới trường, lớp của bậc học mầm non được phân bố đều khắp trên địa bàn huyện, từ đó đã có bước tiến đáng kể trong việc đầu tư nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới, đáp ứng một phần nhu cầu chăm sóc giáo dục và học tập của trẻ. Chính vì vậy GDMN đã có những chuyển biến tích cực và đúng hướng, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở tất cả các trường được từng bước nâng lên, góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1. Tạo điều kiện cho trẻ em nghèo được đến lớp và được miễn giảm theo qui định, trẻ em 5 tuổi có hoàn cảnh khó khăn, nghèo được hỗ trợ tiền ăn trưa theo qui định.
Năm học 2020-2021, huyện Phú Tân có 10 trường Mẫu giáo trên địa bàn của 09 xã, thị trấn, tổng số cán bộ, giáo viên 172, trong đó CBQL 22, giáo viên 150 , nhân viên 42. Mạng lưới trường lớp được bố trí đều khắp các địa bàn xã, thị trấn nên đã đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em nhân dân. Phòng GD&ĐT đã chỉ
đạo các trường thực hiện đầy đủ các văn bản chuyên môn của các cấp, ưu tiên phát triển về số lượng lớp, học sinh đặc biệt là mẫu giáo 5 tuổi.
Bảng 2.2: Quy mô trẻ học các trường công lập trong 2 năm học
Năm học S Trƣ ng S l p/ nhóm S trẻ M u giáo Nhà trẻ Học 2 buổi/ ngày Bán trú Tỷ lệ học bán trú(%) Trẻ 5 tuổi m u giáo 2018-2019 10 89 2281 2163 118 2281 2281 100 1402 2019-2020 10 81 2392 2267 125 2392 2392 100 1506
(Nguồn: Phòng Giáo dục v Đ o tạo huyện Phú Tân, tháng 8.2020)
Qua bảng thống kê trên, ta thấy quy mô ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau phát triển đều khắp, các trường đều là trường loại 1, do trữ lượng trẻ hàng năm có sự chênh lệch nên số trẻ học mẫu giáo hàng năm không đồng đều. Số trẻ học 2 buổi/ ngày tính đến năm học 2019-2020 thì tỉ lệ trẻ học bán trú tại các trường đã đat đến 100%. Do đó, để đáp ứng nhu cầu CS-GD trẻ trên địa bàn huyện, phù hợp quy mô phát triển trẻ hiện nay, hoạt động bồi dưỡng năng lực chăm sóc, giáo dục trẻ cho đội ngũ giáo viên Mầm non tại huyện Phú Tân là rất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu CS-GD trẻ ngày càng tốt hơn.
Tình hình đội ngũ giáo viên mầm non huyện Tân Phú như sau:
Bảng 2.3: Đội ngũ CBQ mầm non 2 năm học
Năm học Tổng s trƣ ng Tổng s CBQL Trì h độ đà tạo S ƣợng/(%) Xếp loại hà g ăm/(%) Thạ sĩ Đại học Cao đẳng T t Khá Đạtyêu cầu Chƣ đạt yêu cầu 2018- 2019 10 23 2 8,6 21 91,3 0 17 73,9 6 26,0 0 0 2019- 2020 10 21 2 8,6 19 82,6 0 18 78,2 3 13,0 0 0
(Nguồn: Phòng Giáo dục v Đ o tạo huyện Phú Tân, tháng 8.2020)
Từ bảng số liệu trên cho thấy: Đội ngũ CBQL các trường được bố trí đầy đủ theo qui định, trình độ đội ngũ được nâng lên, đa số CBQL có trình độ Đại học và có 2 CBQL có trình độ Thạc sĩ, phần lớn CBQL đã qua bồi dưỡng quản lý và lý luận chính trị; công tác đánh giá cán bộ hàng năm cũng được thực hiện nghiêm túc; công tác bổ
nhiệm mới, bổ nhiệm lại, điều động luân chuyển được triển khai thực hiện đúng theo quy trình.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ CBQ chưa đồng bộ đánh giá năng lực quản