Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho

cho giáo viên mầm non

Bảng 2.6: Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trường mầm non huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau

TT Nhận thứ , th i độ

Cán bộ

quản lý Giáo viên

Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ

1 Nâng cao kiến thức 11 33,3% 70 46,7%

1 Hình thành kỹ năng 7 21,2% 24 16%

3 Vận dụng sáng tạo 15 45,5% 56 37,3%

Kết quả bảng 2.6: Từ kết quả điều tra 33 cán bộ quản lý, 150 giáo viên và tổ khối trưởng ta nhận thấy có 33,3% cán bộ quản lý cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ là để nâng cao kiến thức, 21,2% cho rằng để hình thành kỹ năng sư phạm và có 45,5% nhất trí với quan điểm nhằm để vận dụng sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Quan niệm này của cán bộ quản lý một số trường mầm non Huyện Phú Tân chưa thực sự hợp lý. Kiến thức là rất cần thiết cho người giáo viên mầm non để định hướng trong chuyên môn, giúp giáo viên hiểu đúng nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, đối với bậc học Mầm non, có kiến thức thôi chưa đủ mà quan trọng hơn là kỹ năng chăm sóc - nuôi dạy trẻ phải thật nhuần nhuyễn và liên tục được rèn luyện, nâng cao đáp ứng với yêu cầu thực tế. Kiến thức là nội dung dễ hình thành hơn kỹ năng song kỹ năng có hiệu quả hơn trong quá trình thực hành sư phạm, kiến thức là cơ sở để đánh giá kỹ năng. Một giáo viên vững về mặt chuyên môn là giáo viên phải có kỹ năng sư phạm tốt. Ngoài kiến thức và kỹ năng thì việc vận dụng sáng tạo trong chuyên môn là một mục tiêu cũng rất quan trọng. Vận dụng sáng tạo là mục tiêu khó và là đích cần đạt được của các trường mầm non. Đây là nội dung để phân biệt đẳng cấp giữa các giáo viên bởi vì khi giáo viên có khả năng vận dụng sáng tạo trong chuyên môn thì có nghĩa giáo viên đã rất vững vàng về kiến thức và kỹ năng sư phạm. Tuy nhiên để thực hiện được mục đích này là rất khó do điều kiện thực hiện còn hạn chế, tính khả thi chưa cao. VD: Việc viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm của giáo viên đôi khi chỉ mang tính chất đối phó, chưa xuất phát từ tính cấp bách của thực tế. Qua phân tích trên cho thấy cán bộ quản lý cần quan niệm về mục đích bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên như sau: Cao nhất là để vận dụng sáng tạo, thấp hơn là hình thành kỹ năng và cuối cùng là nâng cao nhận thức.

Với phần khảo sát giáo viên chúng tôi lại thu được kết quả như sau: 46,7% giáo viên cho rằng việc bồi dưỡng chuyên môn là để nâng cao kiến thức:16% cho rằng để hình thành kỹ năng sư phạm và có 37,3% nhất trí với quan điểm nhằm để vận dụng sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Qua kết quả trên chúng tôi cũng thấy rằng hầu hết giáo viên chưa xác định được mục đích bồi dưỡng chuyên môn là để có kỹ năng sư phạm vững vàng đáp ứng được yêu cầu chăm sóc – nuôi dạy trẻ mà chủ yếu nặng về kiến thức mang tính lý thuyết. Việc vận dụng sáng tạo cũng chưa được quan tâm đúng mức, điều này sẽ làm cho đội ngũ giáo viên trẻ của các nhà trường hạn chế phát huy óc tìm tòi, sáng kiến, sáng tạo trong chuyên môn. Kiến thức cần phải tương ứng với kỹ năng, kiến thức chú trọng hơn kỹ năng là không hợp lý.

Từ những nhận xét trên cho chúng ta thấy, cả hai khách thể nghiên cứu là cán bộ quản lý và giáo viên đều chưa xác định chính xác mục đích bồi dưỡng chuyên môn. Cả hai đối tượng đều chú ý đến mục đích kiến thức và vận dụng sáng tạo mà coi nhẹ hình thành kỹ năng. Giáo viên quan tâm đến mục đích kiến thức, điều này thể hiện sự thiếu tự tin về những hiểu biết trong quá trình chăm sóc - nuôi dạy trẻ. Như chúng ta đã biết, học để biết; Học để làm; Học để tồn tại và chung sống. Trong đó, học để làm và làm sáng tạo là quan trọng nhất vì vậy cần tập trung nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên. Tuy nhiên cũng không nên coi nhẹ kiến thức, kiến thức cần có để phục vụ việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm. Mục đích vận dụng sáng tạo được coi trọng song ít tính khả thi do điều kiện chuyển giao các phương pháp sư phạm cho từng giáo viên chưa được thuận lợi và khả năng nhận thức, kỹ năng sư phạm của từng giáo viên cũng không đồng đều. Từ những nhận định trên, chúng tôi thấy rằng mục đích bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên không chỉ dành cho cán bộ quản lý mà còn quan trọng đối với giáo viên. Khi bồi dưỡng chuyên môn cần đưa vào yêu cầu cần đạt để cán bộ quản lý và giáo viên xác định mục tiêu phấn đấu. Mục đích vận dụng sáng tạo trong giai đoạn hiện nay là khó cần đưa vào mục tiêu phấn đấu lâu dài. Trong thực tế hiện tại, mục đích hình thành kỹ năng là phù hợp với thực tế của địa phương và của cả xã hội nên cần có sự quan tâm đúng mức hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên các trường mầm non huyện phú tân, tỉnh cà mau 1 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)