Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 34)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở

- Do các vấn đề tâm lý lứa tuổi đặc biệt đối với học sinh mới lớn, tuổi vị thành niên, đặc điểm tâm sinh lý thay đổi

Phần lớn học sinh Trung học phổ thông đều mong muốn được khẳng định cái “ Tôi” của mình trong quan hệ với bố mẹ và những người thân trong gia đình. Ở lứa tuổi này tự ý thức và nhu cầu độc lập phát triển mạnh mẽ do đó các em bắt đầu nhận thức được quyền của mình trong việc sử dụng thời gian, cách thức học tập, tự mình chăm sóc cuộc sống của bản thân, trong việc chọn bạn và thể hiện quan điểm riêng của mình về tình bạn, tình yêu…Có thể nói, tự khẳng định bản thân trong quan hệ gia đình là một nhu cầu tích cực của học sinh trung học phổ thông, thể hiện mong muốn khẳng định cái” Tôi” của bản thân theo hướng thay đổi vai trò và mối quan hệ trong gia đình, các em mong muốn được tự khẳng định bản thân mình theo hướng tự chịu trách nhiệm, tự quyết định cho những việc làm của mình do đó cha mẹ và những người lớn trong gia đình nên hiểu được đặc điểm tâm lý đặc trưng của lứa tuổi này. Sự quan tâm của cha mẹ như động viên, khích lệ, khuyến khích con cái, quan tâm tới đời sống tâm lý và đời sống tinh thần của con cái giữ vai trò rất quan trọng đối với các em. Nếu định hướng tốt các em sẽ phát triển theo hướng tích cực, phát huy được những mặt tốt, hạn chế những mặt chưa tốt.

- Sự giáo dục chưa đúng đắn, thiếu sự quan tâm của gia đình

Hiện nay, do ảnh hưởng của văn hóa, giáo dục kiểu cũ về sự phát triển cơ chế thị trường mà nhiều bậc cha mẹ mải mê làm ăn, chạy theo kinh tế, ít để ý quan tâm và giành thời gian cho con em, giao phó con cái cho nhà trường. Tình trạng bạo lực trong gia đình cũng là một phần nhân tố ảnh huởng không tốt và một khi bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại thì bạo lực học đường sẽ vẫn còn nguy cơ gia tăng.

Gia đình là môi trường, yếu tố có mức độ ảnh hưởng và tác động mạnh nhất đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông. Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội hàng ngày của con người, những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác động qua lại, đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống ban đầu, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và là môi trường giáo dục ban đầu, thân thiết của con người. Theo các nhà nghiên cứu, có tới 86% số học sinh cho rằng các em học hỏi và tiếp nhận những kỹ năng sống, cách giao tiếp, cách ứng xử xã hội từ bố mẹ và các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, hiện nay nhiều bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình thường ít dành thời gian dạy và trang bị cho các em những kỹ năng sống cần thiết, ngay cả những kỹ năng tự chăm sóc và tự phục vụ bản thân mình. Nhiều gia đình còn bao bọc, chăm lo quá mức làm cho học sinh bị động, thụ động trong cuộc sống xã hội.

Các hình thức giáo dục con cái trong gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng giá trị nhân cách của học sinh trung học phổ thông. Các hình thức như động viên, khen thưởng, nhắc nhở, phê bình, cho con tự quyết định một số công việc rất có hiệu quả và tác dụng tích cực đối với các em nhưng nhiều bậc cha mẹ lại dùng các hình thức như mắng mỏ, roi vọt, nhiếc móc…và ít dành thời gian quan tâm tới con cái. Nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ có những biện pháp giáo dục thiếu khoa học thường bạo lực, độc đoán, lạnh lùng, thiếu sâu sát, quan tâm…; gia đình mà cha mẹ có những hành vi lệch chuẩn, thường xuyên mắng chửi, đánh đập con cái và người khác thì nhân cách của các em cũng thiên lệch về sự phát triển lệch lạc..v.v.

- Do ảnh hưởng từ môi trường như do phim ảnh, sách báo, đồ chơi và những trò chơi mang tính bạo lực

Trong quá trình hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực của kinh tế, văn hóa, xã hội cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực sự độc hại tràn vào làm vẩn đục làm cho môi trường văn hóa xã hội bị tác động.

Bên cạnh đó công tác định hướng, triển khai, tổ chức thực hiện giáo dục chưa tốt và các văn bản pháp quy, các quy định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng làm trầm trọng thêm vấn nạn bạo lực học đường. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game online, đồng thời cũng bị “nhiễm khuẩn” từ những cảnh bạo hành trong gia đình và xã hội. Chính người lớn góp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung hãn, côn đồ của trẻ.

Thời gian qua, nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận có việc bắt chước các hình mẫu. Trong khi đó, qua nghiên cứu cho thấy hình mẫu của các em hầu hết là ở trong các trò chơi game. Theo kết quả kiểm tra của Bộ văn hóa thông tin và du lịch cho thấy: 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người; 9% là cờ bạc; chỉ có 14% là có yếu tố tích cực. Tỷ lệ chơi game của các cấp học là: Tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game; THCS là 81%; Đại học 75%. Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực. Nhiều người cho rằng bạo lực học đường xuất phát từ game online. Học sinh ngày nay tiếp cận những phương tiện giải trí như game online không xa lạ gì những cảnh bạo lực từ trò chơi này, toàn những cảnh đấm đá man rợ mà các em là người nhập vai. Khi đối diện với những cảnh rùng rợn khuôn mặt các em tỏ hân hoan, thỏa mãn. Các game bạo lực này đang dần phá hủy tâm hồn và nhân cách các em, biến các em thành những con người dữ tợn.

- Giáo dục trong nhà trường nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa chú trọng nhiệm vụ giáo dục đạo đức, hành vi cho người học

Xu hướng trong các nhà trường hiện nay vẫn còn coi trọng dạy chữ hơn dạy người, các em gần như phải học cả ngày, dưới áp lực của thi cử và các chỉ tiêu nhà trường đặt ra mà thường là chỉ tiêu về chất lượng học lực đã làm cho giáo viên phải đầu tư nhiều vào việc truyền thụ kiến thức văn hóa nên còn rất ít thời gian cho giáo dục đạo đức, giáo dục hành vi cho học sinh, học sinh thường căng thẳng, mệt mỏi chán chường, sợ học và giảm hứng thú khi đến trường nên hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho các em còn nhiều hạn chế.

- Một số công tác giáo dục của thầy cô chưa đáp ứng được yêu cầu đạo đức nhà giáo

Tuy không nhiều nhưng trong đội ngũ giáo viên, tình trạng ngược đãi học sinh đã xảy ra, có những thầy cô dùng roi vọt, bạo hành bằng lời nói và hành động với quan niệm “ Thương cho roi cho vọt” khiến học sinh sợ hãi, bức xúc. Chuyện giáo viên xúc phạm, lăng mạ, thậm chí đánh trượt học sinh không phải là hiếm cho thấy những biểu hiện của sự xuống cấp đạo đức nghề nghiệp của một số giáo viên. Những vụ việc đó mang tính chất vô nhân tính, gây sự hoang mang phẫn nộ và bất bình trong dư luận xã hội. Năm 2010 dư luận xôn xao và bất bình trước trường hợp ở một trường Trung học phổ thông ở Hải Phòng, một giáo viên đã dọa nạt, mắng học sinh trong vòng 18 phút với những ngôn từ khiếm nhã, thiếu văn hóa, xúc phạm học sinh khi học sinh phản hồi về việc cô phát âm chưa chuẩn trong giờ tiếng anh. Cũng không ít những giáo viên thường áp đặt học sinh, buộc học sinh phải tuân thủ tuyệt đối ý kiến của mình làm cho các em thụ động trong nhận thức, không có thiện cảm với giáo viên từ đó nảy sinh tâm lý không muốn học quay ra quậy phá … Và gần đây nhất là vụ cô giáo trường tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hồng Bàng đã có hành vi bạo lực đối với hàng loạt các em học sinh trong giờ kiểm tra học kì II. Điều đó chứng tỏ đạo đức của một số nhà giáo đang dần bị xuống cấp.

Thực tế cho thấy có nhiều bất cập trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về pháp luật cho đối tượng học sinh. Trong nhà trường, hiện chưa có một chương trình giáo dục pháp luật như một môn học. Kiến thức giáo dục pháp luật được lồng ghép trong các môn học hoặc các hoạt động ngoại khóa của học sinh. Công tác tuyên truyền hời hợt, chưa có chiều sâu nên hiệu quả và sức tác động tới học sinh bị hạn chế. Nhận thức của nhiều học sinh về các vấn đề pháp luật vì thế còn khá mơ hồ, xem nhẹ.

- Học sinh hiểu biết về pháp luật còn mơ hồ

Lứa tuổi học sinh THCS do thiếu hiểu biết về pháp luật nên các em không nhận thức được những hành vi sai trái dẫn đến việc xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh hiện nay. Một số xu hướng bạo lực từ gia đình và thầy cô đã ảnh hưởng tới cách hành xử của học sinh với bạn bè và những người xung quanh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)