8. Cấu trúc của luận văn
1.3.3. Nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung
học cơ sở
Nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường phải mang những kiến thức nhằm giúp cho học sinh tăng cường nhận biết các biểu hiện và nguyên nhân của bạo lực học đường nhất là trong giai đoạn tiền bạo lực phải chuẩn bị cho học sinh sẵn sàng về tâm lý để đấu tranh chống lại bạo lực để có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Nếu nhận thức đúng nó là cơ sở cho hành động đúng.
Một số nội dung chính về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường: - Nhận diện các hành vi bạo lực học đường dưới mọi hình thức.
- Ý thức chấp hành pháp luật, nội quy.
- Phối hợp với bạn bè, thầy cô giải quyết các mâu thuẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường.
- Xây dựng trường học thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau. - Xây dưng mô hình đôi bạn cùng tiến.
Hiện nay sự gia tăng về bạo lực học đường làm suy thoái nhân cách của một bộ phận giúp trẻ là thế hệ tương lai của đất nước. Chính vì thế chúng ta phải có cách nhìn nhận toàn diện trong phòng chống bạo lực học đường để không ai đứng ngoài cuộc. Công tác tuyên truyền về nguy cơ bạo lực học đường là rất cần thiết; nhà trường và các phương tiện truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
1.3.4. Phương pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung học cơ sở
Việc áp dụng các phương pháp giáo dục phòng ngừa BLHD cho học sinh ở trường THCS được thực hiện thông qua nhiều con đường, trong đó dạy học môn GDCD là một con đường quan trọng cụ thể như sau:
- Tranh luận trong quá trình dạy học: Trong quá trình dạy học pháp luật, có thể tổ chức cho HS được bày tỏ thái độ đồng tình hoặc phản đối đối với một số ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm có liên quan đến các quy định của pháp luật hoặc việc thực hiện pháp luật; sau đó tổ chức cho 2 nhóm tranh luận với nhau để bảo vệ hay bác bỏ các ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm đó. Quá trình tranh luận về các vấn đề có liên quan đến bài học pháp luật như vậy sẽ giúp HS củng cố vững chắc hơn các kiến thức pháp luật đã học; đồng thời còn giúp các em phát triển tư duy phê phán, khả năng trình bày, lập luận logic và kĩ năng giao tiếp.
- Phân tích các trường hợp điển hình: Đây là hình thức GV đưa ra (hoặc yêu cầu HS nêu) các trường hợp điển hình, các hiện tượng, sự kiện trong đời sống thực tiễn của nhà trường, địa phương, đất nước có liên quan đến nội dung bài pháp luật và tổ chức cho HS cùng nghiên cứu, xem xét, phân tích, đánh giá dựa trên các câu hỏi gợi ý, hướng dẫn của GV. Hình thức hoạt động này có ưu thế trong việc gắn bài học với thực tiễn cuộc sống của HS; giúp các em hiểu sâu sắc hơn, cụ thể hơn về các quy định của
pháp luật; đồng thời giúp các em phát triển tư duy phân tích, phê phán, óc sáng tạo, lòng tự tin và sự hứng thú trong học tập.
- Tổ chức ngoại khóa để xử lí tình huống dẫn đến bạo lực: Đây là hình thức hoạt động GV đưa ra những tình huống dẫn đến mâu thuẫn cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và yêu cầu HS xác định cách giải quyết, xử lí tình huống đó.
- Tư vấn pháp luật cho học sinh: GV có thể phân công một số HS (hoặc HS tự xung phong) nghiên cứu kĩ một nội dung của bài pháp luật, sau đó các em này sẽ đóng vai các “luật sư” để tuyên truyền, phổ biến và tư vấn, giải đáp các câu hỏi của các bạn HS trong lớp đặt ra về nội dung pháp luật đó.
Như vậy, phòng ngừa bạo lực học đường ở các trường THCS phải được các CBQL trường học, các thầy cô giáo và học sinh chủ động tham gia tích cực và thường xuyên, được thực hiện mọi nơi, mọi lúc, đồng thời được các cấp, các ngành, các bậc phụ huynh học sinh phối hợp thực hiện. Tập trung ở một số các phương pháp sau:
- Giảng giải cho học sinh nhận thức những hành vi xử sự đúng sai khi xảy ra va chạm, mâu thuẫn.
- Đàm thoại trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh khi xảy ra mâu thuẫn.
- Kể những câu chuyện về các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống để học sinh tự rút ra bài học cho mình.
- Nêu những gương tốt về hành vi phòng ngừa bạo lực học đường.
- Khen thưởng những tập thể, cá nhân có việc làm tốt về phòng ngừa BLHĐ. - Có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những HS có các HS BLHĐ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các em có cơ hội để sửa chữa khuyết điểm của mình.