Thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

Để việc quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở nhà trường có hiệu quả, những nhà quản lý phải chú trọng đến nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành lấy ý kiến đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ

bậc Tốt Khá Tb Yếu Kém

1

Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ

3 5 36 26 0 2.79 6

2

Chuẩn bị cho HS sự sẵn sàng về tâm lí đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa

8 8 34 20 0 3.06 2

3

Nâng cao nhận thức cho HS về nguy cơ và hậu quả của BLH

0 9 30 31 0 2.69 7

4

Nhà trường giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp

10 4 35 21 0 3.04 3

5 Nhà trường giáo dục ý thức

chấp hành pháp luật 13 7 32 18 0 3.22 1

6

Việc đấu tranh với các biểu hiện có hành vi bạo lực trong và ngoài nhà trường

0 3 38 29 0 2.63 9

7

Nhắc nhở việc không mang hung khí, đồ chơi có tính kích động bạo lực, các chất gây nghiện đến trường, lớp

5 10 31 24 0 2.94 4

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Tb Yếu Kém

lẫn nhau không giải quyết được phải nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết

9

Tuyên truyền xây dựng trường học thân thiện, HS tương thân tương ái.

0 5 36 29 0 2.66 8

10

Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ

0 4 35 31 0 2.61 10

Từ kết quả khảo sát bảng 2.10 đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho thấy điểm trung bình đạt từ 2.61 đến 3.22 đạt mức độ trung bình, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Nhà trường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật”, đạt điểm trung bình 3.22, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Chuẩn bị cho HS sự sẵn sàng về tâm lí đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa”, đạt điểm trung bình 3.06, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ”, đạt điểm trung bình 2.61, đạt mức độ trung bình.

Theo biên bản phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về vấn đề quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Các nội dung giáo dục phòng ngừa BLHD trong nhà trường là vô cùng cần thiết, nhằm giúp cho các em hiểu và nhận diện các biểu hiện của BLHĐ. Tuy nhiên, để hoạt động phòng ngừa BLHĐ đạt được hiệu quả thì tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường mà áp dụng các nội dung giáo dục phù hợp, không áp dụng một cách rập khuôn máy móc

Như vậy, từ kết quả khảo sát đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau và kết hợp với phỏng vấn thì việc quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ thực hiện chưa thật tốt. Do đó, BGH các trường mà đặc biệt là Hiệu trưởng cần dựa vào điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của nhà trường có biện pháp đa dạng hóa các nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)