8. Cấu trúc của luận văn
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo sự đa dạng hoá phương pháp và hình thức quản lý
hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Để hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ có hiệu quả thì phải đảm bảo tính kế hoạch, mục tiêu, nội dung, tính tổ chức; tính tự nguyện, tự giác của học sinh, tính tập thể cao. Kế hoạch phải đảm bảo tính mục đích cụ thể và luôn gắn với nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, xã hội trong từng giai đoạn, từng thời điểm cụ thể, các kế hoạch phải được xây dựng cho cả năm học, từng kỳ, từng tháng, từng tuần.
Công tác quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ do giáo viên tổ chức, thiết kế vì người học, do đó cần phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên và học sinh trong tổ chức hoạt động nhằm biến quá trình tổ chức thành quá trình tự tổ chức dưới sự định hướng của nhà quản lý. Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh phải đảm bảo sự tác động đến nhận thức, tình cảm, hành vi, và đi đến đích cuối cùng là phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện, xây dựng mô hình nhân cách của người Việt Nam hiện đại.
Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS được tiến hành ở nhiều môi trường khác nhau như: Hoạt động giáo dục trong nhà trường, ngoài nhà trường. Do đó hoạt động này phải tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, phong phú về hình thức, nội dung hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi, mang tính giáo dục cao để thu hút nhiều học sinh tích cực tham gia. Nếu hoạt động mà nghèo nàn, hoạt động mang tính hình thức, hoạt động gây áp lực sẽ dẫn đến phản tác dụng.
Trong quá xây dựng một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS, hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực
hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn.