Thực trạng về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 57)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

- Đánh giá của giáo viên về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

Đề có cơ sở xác định thực trạng về hình thức tổ chức giáo dục phòng, ngừa BLHĐ, tác giả đã tiến hành khảo sát 50 cán bộ giáo viên các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về các hình thức giáo dục phòng, ngừa BLHĐ. Kết quả như sau:

Bảng 2.7. Tự đánh giá của GV về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh

STT Các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ

1 Thông qua hoạt động

dạy học 0 32 18 0 0 3.64

2

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (văn hóa văn nghệ, TDTT...)

0 35 13 2 0 3.66

3 Thông qua sinh hoạt

lớp, sinh hoạt dưới cờ 0 48 2 0 0 3.96

4

Thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo

0 41 7 2 0 3.78

5

Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS

0 43 7 0 0 3.86

6

Thông qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô giáo

0 48 2 0 0 3.96

Từ kết quả thống kê bảng 2.7 tự đánh giá của GV về các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh ta thấy điểm trung bình khảo sát ở 6 tiêu chí đạt từ 3.64 đến 3.96 đạt mức độ thường xuyên. Trong đó các giáo viên giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua hoạt động dạy học có điểm trung bình thấp nhất so với 5 tiêu chí khảo sát còn lại, điểm trung bình đạt 3.64. (Có 32 giáo viên thường xuyên và 18 giáo viên ít thường xuyên giáo dục phòng ngừa BLHĐ thông qua hoạt động dạy học). Hình

thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ được tiến hành thường xuyên nhất theo thống kế đó là hình thức giáo dục “Thông qua sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới cờ” và hình thức giáo dục “Thông qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô giáo” có điểm trung bình tiến hành thường xuyên là 3.96.

Từ kết quả khảo sát các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ trên cho thấy thông qua hoạt động sinh hoạt lớp sẽ tác động rất lớn đến hoạt động phòng ngừa BLHĐ. Hoạt động sinh hoạt lớp do chính giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành cho nên vai trò của GVCN vô cùng quan trọng trong việc giáo dục, uốn nắn những sai lệch của học sinh; GVCN là người nắm rõ nhất các em HS, hoàn cảnh gia đình, tính cách, tâm tư nguyện vọng của HS. GVCN là người không chỉ gắn bó hàng ngày với các em HS mà còn là người biết lắng nghe, chia sẻ những tâm sự, nguyện vọng, tháo gỡ những khó khăn cho các em.

Bên cạnh đó các hoạt động dạy học của GV cũng có tác dụng to lớn trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Từ nội dụng các bài học GV có thể lồng ghép nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ giúp các em có cách xử lý hiệu quả phù hợp với nội quy của nhà trường, ứng xử văn minh.

Ngoài ra, một trong những hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ hiệu ở các trường học là thông qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô giáo. Cho nên mỗi thầy cô giáo luôn luôn rèn luyện bản thân, giữ gìn đạo đức trong sáng để HS nôi theo.

- Đánh giá của học sinh về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của giáo viên

Để đảm bảo tính khách quan tác giả tiến hành khảo sát với 300 HS ở 5 trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau về mức độ sử dụng các hình thức phòng, ngừa BLHĐ có thường xuyên không. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá của HS về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của GV STT Các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ

1 Thông qua hoạt động

dạy học 0 7 225 68 0 2.80

2

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (văn hóa văn nghệ, TDTT...)

0 3 232 65 0 2.79

3 Thông qua sinh hoạt lớp,

sinh hoạt dưới cờ 0 7 210 83 0 2.75 4 Thông qua các hoạt 0 5 215 64 16 2.70

STT Các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng Mức độ ĐTB Rất thƣờng xuyên Thƣờng xuyên Ít thƣờng xuyên Đôi khi Không bao giờ

động từ thiện, nhân đạo 5

Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS

0 22 220 58 0 2.88

6

Thông qua tấm gương đạo đức của chính thầy cô giáo

0 7 225 68 0 2.80

Từ kết quả khảo sát bảng 2.8 đánh giá của HS về các hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường của GV cho thấy, các trường THCS và các thầy cô trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau đã có sự quan tâm đến các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Tuy nhiên, qua khảo sát HS cho thấy mức độ quan tâm thường xuyên chiếm tỷ lệ chưa cao với điểm trung bình khảo sát ở 6 tiêu chi đạt điểm trung bình từ 2.7 đến 2.88 đạt mức độ ít thường xuyên. Trong đó, hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ “Thông qua các hoạt động từ thiện, nhân đạo” có điểm trung bình khảo sát thấp nhất chỉ có 2.70; hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ “Thông qua hoạt động tự rèn luyện, tự tu dưỡng của HS” được tiến hành thường xuyên nhất và có điểm trung bình cao nhất là 2.88. Điều này cũng cũng cho chúng ta thấy một vấn đề là các thầy cô giáo đa phần tập trung truyền đạt nội dung kiến thức bài học, chưa thường xuyên đưa nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ lồng vào bài giảng. Nhiều GVBM cho rằng việc phòng ngừa BLHĐ cho HS là việc của GVCN, bởi nếu lớp nào có HS có HVBLHĐ thì lớp đó bị trừ điểm thi đua trong đánh giá xếp loại thi đua hàng tuần, hàng tháng và cả năm. Trong các buổi sinh hoạt chào cờ, sinh hoạt lớp nhà trường và GVCN tập trung đánh giá những hoạt động đã thực tiện trong tuần vừa qua và phương hướng, nhiệm vụ những công việc cần thực hiện trong tuần tới, chưa tập trung nhiều vào giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Một trong những nguyên nhân của HS BLHĐ có thể do GVCN chưa phát hiện kịp thời những mâu thuẫn trong HS mình chủ nhiệm nên cũng chưa đưa ra các biện pháp phòng chống. Có thể thấy, GVCN nhiều áp lực của công tác chuyên môn, công chuyện gia đình nên nhiều khi ít có thời gian quan tâm đến lớp mình chủ nhiệm, gần gũi các học sinh để tìm hiểu tâm tư tình cảm của HS kịp thời để điều chỉnh những tư tưởng, suy nghĩ hành vi sai lệch. Bên cạnh nhiều GVCN tâm huyến với công việc kịp thời phối hợp với gia đình và các lực lượng có liên quan, giáo dục giúp các em từ bỏ những hành vi sai lệch về chuẩn mực đạo đức xã hội và không để các em vi phạm pháp luật còn có một số GVCN xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức nhân cách HS thể

hiện trọng việc thực hiện qua loa các giờ sinh hoạt lớp hoặc phó mặc giáo dục HS cho ban giám thị, TPT Đội.

Các hoạt động phong trào trong nhà trường như VHVN, TDTT và các hoạt động về nguồn, các hoạt động thiện nguyện là sân chơi bổ ích, lý thú, ý nghĩa cho các em, là cơ hội để tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa BLHĐ giúp cho HS tự rèn luyện, tự tu dưỡng bản thân trở thành những con người tốt, nâng cao ý thức bản thân về phòng ngừa BLHĐ, nâng cao ý thức vì cộng đồng của mỗi HS. Tuy nhiên, các hoạt động này ở nhà trường chỉ dừng ở mức độ phong trào trong các dịp lễ hội. Mức độ thường xuyên chiếm tỷ lệ thấp.

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đƣờng ở trƣờng trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà mau trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà mau

Với mục tiêu giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những tác nhân truyền thống cũng xuất hiện nhiều tác nhân giáo dục mới. Vì vậy, cần tìm tòi và đề xuất những giải pháp đột phá để huy động mọi chủ thể cho giáo dục toàn diện gắn với tình hình mới.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ

bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Nhằm nâng cao trách nhiệm của BGH trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục PL nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học 13 7 32 18 0 3.21 1 2 Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

0 3 38 29 0 2.63 4

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém

phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh

4

Phòng ngừa hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hộ

2 10 33 25 0 2.84 3

Kết quả khảo sát bảng 2.9 đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có điểm trung bình từ 2.63 đến 3.21 đạt mức độ trung bình, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Nhằm nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học”, đạt điểm trung bình 3.21, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Nhằm kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh”, đạt điểm trung bình 2.94, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường”, đạt điểm trung bình 2.63, đạt mức độ trung bình.

Đã tiến hành phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Các mục tiêu khảo sát này giáo dục phòng ngừa BLHD trong trường học là vô cùng cần thiết, nó tác động đến đội ngũ cán bộ GV trong trường. Tuy vậy, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV chỉ dừng lại ở mức nhắc nhỡ khi có sự việc xảy ra. Do đó, Ban Giám hiệu nhà trường cần cụ thể hóa bằng văn bản, từ đó việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHD sẽ dễ dàng hơn trong thời gian tới”.

Như vậy, từ kết quả khảo sát đánh giá của đội ngũ GV, CBQL, TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ và kết hợp với phỏng vấn thì việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại các trường THCS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau chưa thật sự tốt. Do đó, trong thời gian tới BGH nhà trường, cụ thể hơn là Hiệu trưởng cần tăng cường quán triệt phổ biến rộng rãi các mục tiêu giáo dục phòng ngừa

BLHĐ đến toàn thể đội ngũ cán bộ GV nhà trường, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục này.

2.4.2. Thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

Để việc quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở nhà trường có hiệu quả, những nhà quản lý phải chú trọng đến nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Để hiểu rõ hơn về thực trạng quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành lấy ý kiến đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau. Kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.10. Đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ

bậc Tốt Khá Tb Yếu Kém

1

Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ

3 5 36 26 0 2.79 6

2

Chuẩn bị cho HS sự sẵn sàng về tâm lí đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa

8 8 34 20 0 3.06 2

3

Nâng cao nhận thức cho HS về nguy cơ và hậu quả của BLH

0 9 30 31 0 2.69 7

4

Nhà trường giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường, lớp

10 4 35 21 0 3.04 3

5 Nhà trường giáo dục ý thức

chấp hành pháp luật 13 7 32 18 0 3.22 1

6

Việc đấu tranh với các biểu hiện có hành vi bạo lực trong và ngoài nhà trường

0 3 38 29 0 2.63 9

7

Nhắc nhở việc không mang hung khí, đồ chơi có tính kích động bạo lực, các chất gây nghiện đến trường, lớp

5 10 31 24 0 2.94 4

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc Tốt Khá Tb Yếu Kém

lẫn nhau không giải quyết được phải nhờ bạn bè, thầy cô giải quyết

9

Tuyên truyền xây dựng trường học thân thiện, HS tương thân tương ái.

0 5 36 29 0 2.66 8

10

Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ

0 4 35 31 0 2.61 10

Từ kết quả khảo sát bảng 2.10 đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho thấy điểm trung bình đạt từ 2.61 đến 3.22 đạt mức độ trung bình, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Nhà trường giáo dục ý thức chấp hành pháp luật”, đạt điểm trung bình 3.22, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Chuẩn bị cho HS sự sẵn sàng về tâm lí đấu tranh chống lại bạo lực và các biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa”, đạt điểm trung bình 3.06, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Nhận diện được các biểu hiện và nguyên nhân của hành vi BLHĐ”, đạt điểm trung bình 2.61, đạt mức độ trung bình.

Theo biên bản phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về vấn đề quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Các nội dung giáo dục phòng ngừa BLHD trong nhà trường là vô cùng cần thiết, nhằm giúp cho các em hiểu và nhận diện các biểu hiện của BLHĐ. Tuy nhiên, để hoạt động phòng ngừa BLHĐ đạt được hiệu quả thì tùy vào điều kiện, hoàn cảnh của từng trường mà áp dụng các nội dung giáo dục phù hợp, không áp dụng một cách rập khuôn máy móc

Như vậy, từ kết quả khảo sát đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau và kết hợp với phỏng vấn thì việc quản lý nội dung giáo dục phòng ngừa

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)