Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 88 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS là một bộ phận quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, góp phần quan trọng trong việc xây dựng “nhà trường thân thiện”, tạo một môi trường học tập an toàn, lành mạnh cho các em HS. Đối tượng được quản lý là con người, chịu sự tác động của nhiều mối quan hệ, có mục tiêu, nhu cầu và điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Mỗi biện pháp đưa ra đều có những vị trí và vai trò khác nhau trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và tồn tại, hạn chế nhất định, không có biện pháp nào là vạn năng áp dụng cho tất cả các tình huống. Do đó, mỗi biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ phải được thực hiện trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Để tiến hành giải quyết một nhiệm vụ tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, người quản lý thường phải vận dụng nhiều biện pháp phối hợp dể giải quyết, phải tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện,… mà lựa chọn và kết hợp các biện pháp quản lý thích hợp bởi vì các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phải tùy vào đối tượng cụ thể mà áp dụng các biện pháp quản lý thích hợp trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các biện pháp khác.

Biểu đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

BP1 BP 2 BP 4 BP 6 BP 5 BP 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)