Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 79 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Biện pháp 1: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo

viên, phụ huynh về công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho CBQL, GV, nhân viên và phụ huynh.

Nhận thức có vai trò hết sức quan trọng quyết định đến sự thành bại của bất kỳ công việc nào. Nhận thức là sự khởi đầu của thái độ, hành vi của con người, nếu một người có nhận thức đúng sẽ có thái độ đúng và phù hợp với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó, trước khi tiến hành bất kỳ công việc nào, nhà QL phải chú ý đến việc nâng cao nhận thức cho tập thê, cá nhân tham gia vào công việc đó. Chỉ khi nhận thức đúng, đầy đủ ý nghĩa tầm quan trọng của công việc được giao thì việc thực hiện mới đúng và đạt kết quả cao. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cần phải nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về công tác phòng ngừa BLHĐ. Trên cơ sở đó, với nhiệm vụ cụ thể của mỗi cá nhân sẽ có ý thức tự nâng cao trách nhiệm, phối hợp với động nghiệp, với PH để làm tăng hiệu quả công tác phòng ngừa BLHĐ trong thời gian tới.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện

- Muốn cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đạt được hiệu quả cao, trước tiên phải giúp cho lực lượng làm công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ có nhận thức đúng đắn và thực hiện đầy đủ những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của CBQL, giáo viên và phụ huynh trong công tác giáo dục học sinh (được quy định trong Điều lệ trường THCS); từ đó, nâng cao nhận thức cho mọi người và xây dựng tinh thần hợp tác, cùng tích cực tham gia các hoạt động quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

- Tiến hành tuyên truyền bằng hình thức lồng ghép trong các phiên họp hội đồng GV hằng tháng, trong những phiên họp CM HS tại lớp vào đầu năm học, kết thúc học kỳ I, vào cuối năm và vào các buổi sinh hoạt khác.

- Hiệu trưởng cần có sự chuẩn bị chu đáo nôi dung tuyên truyền về công tác phòng ngừa BLHĐ để truyền đạt trong các phiên họp hội đồng giáo viên của nhà trường, họp tổ giáo viên chủ nhiệm lớp, họp CM HS tại lớp. Có thể những nội dung tuyên truyền này được in trên giấy và phát cho đối tượng được tuyên truyền.

- Hiệu trưởng nghiên cứu nắm vững các văn bản cấp trên về công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ để triển khai các văn bản này đến toàn thể GV, CBQL, HS và PHHS. Đây là cơ sở pháp lý trong việc chỉ đạo của Hiệu trưởng đối với công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS. Đồng thời cũng giúp cho mỗi GV, CBQL, HS và PHHS năm được quan điểm chỉ đạo và cách thức thực hiện phòng ngừa BLHĐ.

- Hiệu trưởng các trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia các lớp tập huấn về kỹ năng hoạt động giáo dục nói chung và các lớp về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ nói riêng. Đồng thời, nhà trường cần tiến hành các hoạt động giao lưu, kết nghĩa với các đơn vị như: Công an, quân đội, các chi đoàn, các trường… để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, quan hệ phối hợp trong việc tổ chức hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Việc thực hiện tuyên truyền để nâng cao nhận thức về hoạt động quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ cần phải tiến hành một cách nghiêm chỉnh; nội dung, phương pháp tuyên truyền phải chuẩn bị chu đáo, tránh hình thức, làm chiếu lệ.

- Hàng năm Hiệu trưởng các trường nên có kế hoạch thường xuyên theo dõi, kiểm tra nội bộ của đơn vị mình về hoạt động quản lý công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)