Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 86)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Biện pháp 4: Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các tổ chức

chính trị - đoàn thể trong tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường tại các trường

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS.

Để phòng ngừa BLHĐ hiệu quả đòi phải cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, mà trước hết trách nhiệm thuộc về các cấp Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội, cũng như của mỗi gia đình. Do đó, mỗi tổ chức chính trị, cơ quan, đoàn thể và gia đình phải xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình để có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục HS, đặc biệt là giáo dục phòng ngừa BLHĐ ngày càng hiệu quả.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Đối với nhà trường vào đầu các năm học nhà trường có thể tổ chức các buổi sinh hoạt về chủ đề BLHĐ và biện pháp phòng ngừa BLHĐ cho toàn thể GV và HS của nhà trường. Nhà trường có thể mời những nhà giáo, những cán bộ có kinh nghiệm trong công tác giáo dục phòng ngừa BLHĐ để truyền đạt những kinh nghiệm cho GV trong công tác này. Đồng thời có thể mời cán bộ Công an đến nói chuyện cho HS về phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong đó có nội dung BLHĐ, từ đó răn đe những học sinh cá biệt hay gây sự, ức hiếp, đánh nhau với bạn bè. Nhà trường cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với PHHS thông qua GVCN. Giáo viên chủ nhiệm có thể gặp gỡ trực tiếp, gọi điện thoại, hoặc thư điện tử, các buổi họp cha mẹ học sinh để thông báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện và những vấn đề liên quan đến học sinh cần sự phối hợp của gia đình. Đặc biệt là khi học sinh có những biểu hiện năng lực học tập giảm, có những biểu hiện vi phạm chuẩn mực xã hội.

- Về phía gia đình thường xuyên chủ động liên hệ với nhà trường thông qua GVCN để kịp thời nắm bắt tình hình học tập, rèn luyện của con mình. Đồng thời cung cấp thông tin về tình hình gia đình tác động đến diễn biến tâm lý, tình cảm của con, cũng như những biểu hiện khác thường của con mình cho nhà trường biết, để nhà trường có biện pháp quản lý giáo dục khi con đến trường. Gia đình cần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con em tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động cộng động. Các gia đình cần chủ động xây dựng mối liên hệ và thường xuyên duy trì liên lạc, tránh tình trạng khoán trắng việc giáo dục con em cho nhà trường.

Gia đình và nhà trường có thể phối hợp với thông qua Ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban đại diện cha mẹ học sinh: Phối hợp với BGH nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục khác theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường; phối hợp với BGH nhà trường tổ chức giáo dục học sinh hạnh kiểm yếu kém tiếp tục rèn luyện trong dịp nghỉ hè ở địa phương; phối hợp với BGH nhà trường hướng dẫn tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương, chính sách về giáo dục đối với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh; phối hợp với BGH nhà trường giáo dục nhân cách cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác; hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động cho các Ban đại diện cha mẹ học sinh. Phối hợp

với GVCN lớp và các GVBM tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; phối hợp với GVCN lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học; tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập.

Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể tham dự tiết sinh hoạt lớp cùng với HS để lắng nghe, chia sẻ nguyện vọng của các em sau một tuần học tập và rèn luyện. Từ đó giúp Ban đại diện cha mẹ học sinh nắm bắt, giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các em cùng với GVCN của lớp. Điều này có ý nghĩa to lớn về mặt giáo dục và hình thành nhân cách, đạo đức cho các em.

- Về phía các đoàn thể, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương: Giữa nhà trường và công an địa phương cần có có sự liên hệ thường xuyên phối hợp trong giữ gìn an ninh, trật tự trong và ngoài nhà trường. Phối hợp với nhà trường trong việc ngăn chặn tệ nạn xâm nhập vào trường học, ngăn chặn bạo lực học đường. Triển khai thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 06/2015 về việc hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục. Giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức xã hội phối hợp trong hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục, huy động các nguồn lực hỗ trợ cho nhà trường trong hoạt động giáo dục. Chính quyền địa phương cần phải thường xuyên nắm bắt tình hình học sinh bỏ học, lưu ban, học sinh gặp khó khăn trên địa bàn để kịp thời hỗ trợ trong ngăn chặn học sinh bỏ học, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, hình thành các quỹ học bổng để hỗ trợ học sinh nghèo gặp khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi. Hàng tháng họp giao ban giữa nhà trường với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn để cùng phối hợp trong công tác giáo dục học sinh, cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.

Hoạt động dạy và học trong nhà trường giúp giáo dục học sinh những kiến thức về văn hóa, giáo dục đạo đức hình thành nhân cách tốt đẹp cho các em. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức chính trị, xã hội trên địa bàn có vai trò vô cùng quan trọng giúp hình thành, phát triển toàn diện nhân cách cho HS, góp phần quan trọng trong việc giáo dục học sinh phòng ngừa BLHĐ có hiệu quả hơn.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Ban Giám hiệu các trường chủ trì thành lập Ban liên lạc giữa nhà trường, gia đình HS và các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội địa phương để trao đổi thông tin kịp thời tới các gia đình, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương khi có BLHĐ hoặc có nguy cơ xảy ra BLHĐ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

- Nhà trường cần có sự chuẩn bị chu đáo trong các buổi hợp về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ giữa nhà trường với các bậc cha mẹ phụ huynh HS và đại diện các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội của địa phương.

- Các cuộc họp về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ giữa nhà trường, gia đình HS và đại diện cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội địa phương phải đưa vào kế hoạch về hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ đầu năm học.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)