Thực trạng quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Thực trạng quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau

Cũng như các hoạt động giáo dục khác, hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS rất phong phú và đa dạng, không chỉ trong các trường học với các giờ dạy trên lớp mà còn đưa nội dung giáo dục vào trong các hoạt động xã hội như: Hoạt động công ích, sinh hoạt tham quan, dã ngoại, văn nghệ, thể dục thể thao…

Để tìm hiểu thực trạng quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành lấy ý kiến đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.11. Đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ

S TT

Nội dung Mức độ thực hiện

ĐTB Thứ

bậc

Tốt Khá Tb Yếu Kém

1

Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS, bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, đại diện GVCN, đứng đầu các tổ chức đoàn thể 8 8 34 20 0 3.06 2 2 Thành lập tổ tư vấn giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 0 9 30 31 0 2.69 4 3

Hiệu trưởng phải sắp xếp, phân phối nguồn nhân lực, tổ chức lao động khoa học, hợp lý để thực hiện giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS 10 4 35 21 0 3.04 3 4 Xác định cơ chế hoạt động và phối hợp các lực lượng liên quan thực hiện quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS

13 9 32 17 0 3.25 1

5

Huy động vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS

Từ kết quả khảo sát bảng 2.11 đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau cho thấy điểm trung bình đạt từ 2.63 đến 3.25 đạt mức độ trung bình, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Xác định cơ chế hoạt động và phối hợp các lực lượng liên quan thực hiện quản lý giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS.”, đạt điểm trung bình 3.25, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS, bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, đại diện GVCN, đứng đầu các tổ chức đoàn thể”, đạt điểm trung bình 3.06, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Huy động vật lực, tài lực phục vụ cho hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS”, đạt điểm trung bình 2.63, đạt mức độ trung bình.

Theo biên bản phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về vấn đề quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Hình thức giáo dục phòng ngừa BLHD trong trường học là vô cùng quan trọng, là cơ sở để thu hút các em tích cực tham gia các buổi tuyên truyền giáo dục phòng ngừa BLHĐ trong nhà trường. Để hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ mang lại hiệu quả tích cực nhà trường cần có sự phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội, đoàn thể như: Công an, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên...Tuy nhiên, việc mở rộng thêm các hình thức này ở các trường THCS hiện nay chưa thực hiện thường xuyên.

Như vậy, từ kết quả khảo sát về quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở các trường THCS huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau kết hợp với phỏng vấn thì việc quản lý hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ chưa thực hiện tốt. Do đó, BGH nhà trường mà cụ thể là Hiệu trưởng cần có biện pháp đa dạng hóa các hình thức giáo dục. Kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà trường phục vụ hoạt động giáo dục phòng ngừa BLHĐ, làm sinh động các hình thức giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho HS THCS, thu hút ngày càng nhiều HS tham gia.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)