8. Cấu trúc của luận văn
1.3.5. Hình thức giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh trung
học cơ sở
- Thông qua việc dạy học các bộ môn khoa học cơ bản làm cho người được giáo dục tự giác chiếm lĩnh một cách có hệ thống những khái niệm đạo đức, nhân cách. Các môn khoa học xã hội và nhân văn như: Văn học, Lịch sử, Giáo dục công dân,… có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho người học. Những kiến thức các bộ môn khoa học này có liên quan đến nhận thức những chuẩn mực giá trị đạo đức và liên quan đến thái độ và cách ứng xử, hành vi trong phòng ngừa BLHĐ. Các môn khoa học tự nhiên cũng góp phần giáo dục nhân cách HS. Nó có tác dụng giúp người học hình thành thế giới quan duy vật biện chứng, những phẩm chất xã hội như: Con đường tư duy hợp lý, tác phong làm việc, coi trọng nhân cách và ý thức nâng cao kiến thức xã hội… Các môn khoa học khác như: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng… tạo cơ hội để người học phát triển những xúc cảm, rèn luyện ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, những bổn phận và nghĩa vụ của người công dân, giảm thiểu các hành vi không đúng chuẩn mực xã hội.
- Thông qua tiết dạy, giờ lên lớp, giáo dục công dân.
- Thông qua giờ sinh hoạt tập thể, lao động tập thể. Giáo dục tinh thần tập thể để học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô hiểu nhau và thông cảm, chia sẻ cho nhau.
- Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các hoạt động đoàn thể và hoạt động xã hội. Dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh là rất thích hoạt động, năng động và hứng thú với các hoạt động phong trào, vì vậy cần phải tổ chức các hoạt động theo từng chủ đề, mang nội dung giáo dục và phù hợp với đặc điểm tâm lý của học sinh để lôi cuốn họ tham gia, thông qua đó giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh. Các hoạt động này được tổ chức bởi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, bao gồm: Chính quyền, Đoàn thể, các câu lạc bộ,… Mỗi tổ chức đều có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phòng ngừa BLHĐ cho học sinh.