Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở

trường trung học cơ sở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà mau

Với mục tiêu giáo dục toàn diện để phát triển con người Việt Nam cả đức, trí, thể, mỹ luôn là tư tưởng xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta. Trong bối cảnh mới của sự phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những tác nhân truyền thống cũng xuất hiện nhiều tác nhân giáo dục mới. Vì vậy, cần tìm tòi và đề xuất những giải pháp đột phá để huy động mọi chủ thể cho giáo dục toàn diện gắn với tình hình mới.

Để tìm hiểu thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ, tác giả tiến hành khảo sát đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội các trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ

bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém

1

Nhằm nâng cao trách nhiệm của BGH trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục PL nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học 13 7 32 18 0 3.21 1 2 Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường.

0 3 38 29 0 2.63 4

STT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Thứ bậc

Tốt Khá TB Yếu Kém

phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh

4

Phòng ngừa hiệu quả hành vi bạo lực trong nhà trường và các hành động tự phát của học sinh làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hộ

2 10 33 25 0 2.84 3

Kết quả khảo sát bảng 2.9 đánh giá của đội ngũ GV, CBQL và TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ ở trường THCS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau có điểm trung bình từ 2.63 đến 3.21 đạt mức độ trung bình, trong đó:

- Nội dung được đánh giá nhiều nhất là “Nhằm nâng cao trách nhiệm của Ban giám hiệu trong việc chỉ đạo, điều hành phối hợp hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, góp phần giữ gìn an ninh trật tự trường học”, đạt điểm trung bình 3.21, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá nhiều thứ 2 là “Nhằm kiềm chế việc vi phạm pháp luật, không có tệ nạn ma tuý trong cán bộ, giáo viên và học sinh”, đạt điểm trung bình 2.94, đạt mức độ trung bình;

- Nội dung được đánh giá thấp nhất là “Đảm bảo an ninh trật tự trường học và phòng chống hiện tượng kì thị, vi phạm giới, bạo lực học đường”, đạt điểm trung bình 2.63, đạt mức độ trung bình.

Đã tiến hành phỏng vấn thầy Cao Thanh T, là Phó hiệu trưởng một trường THCS trên địa bàn huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau, khi hỏi về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ, được thầy trả lời như sau: “Các mục tiêu khảo sát này giáo dục phòng ngừa BLHD trong trường học là vô cùng cần thiết, nó tác động đến đội ngũ cán bộ GV trong trường. Tuy vậy, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ GV chỉ dừng lại ở mức nhắc nhỡ khi có sự việc xảy ra. Do đó, Ban Giám hiệu nhà trường cần cụ thể hóa bằng văn bản, từ đó việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHD sẽ dễ dàng hơn trong thời gian tới”.

Như vậy, từ kết quả khảo sát đánh giá của đội ngũ GV, CBQL, TPT Đội về quản lý mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ và kết hợp với phỏng vấn thì việc thực hiện mục tiêu giáo dục phòng ngừa BLHĐ tại các trường THCS ở huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau chưa thật sự tốt. Do đó, trong thời gian tới BGH nhà trường, cụ thể hơn là Hiệu trưởng cần tăng cường quán triệt phổ biến rộng rãi các mục tiêu giáo dục phòng ngừa

BLHĐ đến toàn thể đội ngũ cán bộ GV nhà trường, nhằm thực hiện thành công các mục tiêu giáo dục này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường ở trường trung học cơ sở huyện đầm dơi tỉnh cà mau 1 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)